Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Giáp Thìn năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 20 – 21/2

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/2/2024 | 9:41:19 PM

YênBái - Đã thành thông lệ, vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng, Đền Đông Cuông sẽ chính thức khai hội. Năm 2024, Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Giáp Thìn sẽ được tổ chức trong 2 ngày 20 - 21/2/2024 (tức ngày 11 - 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông.

Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Giáp Thìn năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 11 – 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn tại Di tích lịch sửa văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông.
Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Giáp Thìn năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 11 – 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn tại Di tích lịch sửa văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông.

Theo đó, nghi lễ đón ông Mo sẽ diễn ra từ 8h ngày 20/02/2024 (tức ngày 11 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Miếu cổ dòng họ Hà, thôn Bến Đền, xã Đông Cuông. Lễ dâng hương diễn ra vào 15h cùng ngày tại Đền chính, Đền Đông Cuông. 

Đặc biệt, Chương trình Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Giáp Thìn năm 2024 sẽ diễn ra vào 20h ngày 20/02/2024 (ngày 11 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Sân khấu sự kiện (Đối diện Đền Cô). Ngay sau Lễ khai mạc là nghi lễ truyền thống tế trâu trắng tại cây mít cổ thụ trước cửa đền chính - đền Đông Cuông được diễn ra vào lúc 0h - thời khắc chuyển giao sang ngày Mão đầu tiên của năm Giáp Thìn. Đây là nghi lễ truyền thống mang tính tâm linh tại đền Đông Cuông có từ xa xưa với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa và cầu cho bách gia trăm họ được sức khỏe, bình an.

Điểm mới của Lễ hội Đền Đông Cuông năm 2024 là hoạt động phát lộc đầu xuân được diễn ra sau nghi lễ mổ trâu - những thời khắc đầu tiên của ngày 12 âm lịch ngày Mão đầu năm. Đây là một nghi thức đẹp, giúp con người tạo dựng niềm tin, nâng đỡ tâm hồn, sống có ích và sống đẹp hơn. Việc xin lộc được nhiều người cho là một điều không thể thiếu khi đến Lễ Mẫu tại Đền Đông Cuông dịp đầu xuân vì họ quan niệm rằng xin lộc Mẫu sẽ mang về những điều may mắn, "Tống cố, nghinh tân”, xua đi những điều không may mắn trong năm cũ, mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. 

Lộc ở đây không chỉ là tài lộc, còn là may mắn bình an, của sinh trưởng dồi dào, tượng trưng cho những gì tươi mới được hình thành dù có khó khăn, khắc nghiệt đến thế nào. Bên cạnh đó, theo quan niệm dân gian, nếu thành tâm xin lộc nhỏ ở đền, sẽ được Mẫu phù hộ, ban cho tài lộc và may mắn trong suốt cả năm. Xin lộc ở Đền Đông Cuông như vậy tượng trưng cho việc mang sự sinh sôi nảy nở về nhà, giúp mùa màng bội thu, công việc thuận lợi.


11 hoạt động chính sẽ diễn ra trong Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Giáp Thìn năm 2024.

Ngay sau lễ dâng chúc văn buổi sáng sớm của ngày Mão tháng Giêng là lễ rước Mẫu sang sông. Đây là một trong những lễ chính của Lễ hội đền Đông Cuông. Sau khi rước Mẫu sang sông bằng chiếc thuyền lớn quay trở về bản đền, đây cũng là lúc dâng hương tế Mẫu. Thầy Mo tiến hành các nghi lễ cúng chính tiệc để cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, cuộc sống hạnh phúc. Hàng ngàn người dân trong vùng và du khách thập phương lần lượt dâng hương để cầu mong những điều may mắn sẽ đến với bản thân, bạn bè và gia đình. 

Sau phần lễ sẽ là phần hội với nhiều hoạt động sôi nổi như: triển lãm ảnh nghệ thuật có chủ để "Đất và người Văn Yên”; các hoạt động chợ quê với 15 gian hàng giới thiệu các sản vật chủ lực của địa phương; các hoạt động thi đấu thể thao và trò chơi dân gian như kéo co, ném còn, vật dân tộc, bịt mắt đánh chiêng, leo cột mỡ; Bóng chuyền nam. 

Đền Đông Cuông nằm bên dòng sông Hồng thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên từ lâu đã nổi danh là một trong những ngồi đền linh thiêng thờ Mẫu Đệ nhị thượng ngàn, Thần vệ Quốc và nghĩa quân dân tộc Tày hi sinh trong cuộc khởi nghĩa Giáp Dần chống thực dân Pháp. 

Tháng 1/2023, Lễ hội Đền Đông Cuông đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là điểm tựa để huyện Văn Yên  bảo tồn, phát huy giá trị di sản Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông và các di sản văn hóa khác trên địa bàn theo phương châm "lấy người dân là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động”, "biến di sản thành tài sản” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Thu Trang

Tags Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Giáp Thìn năm 2024 diễn ra ngày 20 – 21/2

Các tin khác
Liên hoan văn nghệ tại Lễ hội đình Ba Chãng, Phúc An.

Sáng 14/2, tức ngày 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn, UBND huyện Yên Bình tổ chức bảo tồn Lễ hội đình Ba Chãng, xã Phúc An năm 2024.

Trạm Tấu trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong dịp Tết.

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tổng lượt du khách đến với tỉnh Yên Bái và doanh thu từ du lịch tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023.

Nghệ nhân Giàng A Su thực hành nghi lễ theo phong tục dân tộc Mông.

Những ngày đầu xuân Giáp Thìn năm 2024, du khách trong và ngoài tỉnh lại lên vùng cao Trạm Tấu để dự Lễ hội Gầu Tào: Lễ hội được huyện Trạm Tấu phục dựng, tổ chức từ năm 2019, nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Mông, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và quảng bá hình ảnh, nét đặc sắc của người Mông Trạm Tấu nói riêng.

Du khách thưởng trà trên đỉnh Suối Giàng.

Xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được thiên nhiên ban tặng những rừng chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi. Những gốc chè cổ sống ở nơi quanh năm giá lạnh, ẩn mình trong mây mù đã tạo ra hương vị thơm ngon mà không ở nơi đâu có được.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục