Đền Đông Cuông - điểm du lịch tâm linh ấn tượng

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/2/2024 | 8:03:08 AM

YênBái - Toạ lạc bên bờ sông Hồng hiền hòa thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, từ lâu, đền Đông Cuông đã nổi danh là ngôi đền linh thiêng, tôn nghiêm, còn nguyên giá trị lịch sử và trở thành điểm đến của đông đảo du khách thập phương trong hành trình tâm linh cầu tài cầu lộc đầu xuân mới.

Nghi thức rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham quan, chiêm bái.
Nghi thức rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham quan, chiêm bái.


Đền là nơi thờ chính Mẫu Thượng ngàn - Mẫu Đệ nhị trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; thờ Thần Vệ quốc và các vị anh hùng dân tộc hy sinh trong các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm. Lễ hội truyền thống đền Đông Cuông đã và đang được cộng đồng duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Năm 2000, đền được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. 

Ngày 22/1/2009, đền được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Ngày 16/1/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định ghi danh Lễ hội đền Đông Cuông vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đặc biệt "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã góp phần khẳng định thêm giá trị của ngôi đền, trở thành nơi tham quan, chiêm bái của du khách thập phương trong hành trình du xuân mới. 

Để tạo điểm nhấn ấn tượng cho du khách thập phương về thăm quan, chiêm bái trong dịp đầu xuân năm mới, Lễ hội đền Đông Cuông năm 2024 được tổ chức trang trọng theo quy mô cấp huyện, cũng là năm thứ 2 sau khi đền vinh dự được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ghi danh Lễ hội đền Đông Cuông vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, bởi vậy công tác tổ chức lễ hội được huyện Văn Yên chuẩn bị chu đáo trước khi lễ hội được tổ chức. 

Bà Lã Thị Liền - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: "UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 04/KH-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2024 về việc tổ chức Lễ hội đền Đông Cuông năm 2024. Theo đó, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch theo yêu cầu của Ban Tổ chức Lễ hội. Qua đó, góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời tiếp tục mở rộng quảng bá hình ảnh Di tích lịch sử cấp quốc gia đền Đông Cuông đến với du khách thập phương trong và ngoài nước, từng bước tạo sự đột phá về phát triển du lịch tâm linh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương năm 2024 và các năm tiếp theo”. 

Lễ hội đền Đông Cuông là một trong những lễ hội có lịch sử lâu đời, kết hợp nhiều tín ngưỡng dân gian bản địa, nơi lưu giữ được những giá trị văn hoá truyền thống trong đời sống tâm linh của người Tày Khao. Lễ hội chính của đền được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của năm mới. Phần lễ được tổ chức tại đền Mẫu đúng với nghi thức truyền thống như đón ông mo về đền, lễ dâng trâu trắng tế thần, lễ dâng Chúc văn trước cửa đền chính, lễ dâng hương, nghi lễ cúng chính tiệc, nghi lễ rước Mẫu sang sông. 

Phần hội đa dạng và mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc như đẩy gậy, kéo co, vật dân tộc, ném còn, đu tiên, đua thuyền... Bên cạnh đó, du khách thập phương đến hành hương, chiêm bái dịp đầu xuân năm mới còn được tham gia các hoạt động khác như thi đấu các môn thể thao dân tộc, mua sắm tại gian hàng chợ quê... 

Ngoài lễ hội đầu năm, đền Đông Cuông còn tổ chức lễ hội cơm mới vào tháng 9 Âm lịch hàng năm. Đền Đông Cuông được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nhận định là vùng khởi nguồn của Mẫu Thượng ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt, có vị trí quan trọng trong hệ thống thờ đạo Mẫu, được coi là cội nguồn của Mẫu Thượng ngàn. Mỗi năm, có tới hàng trăm ngàn lượt khách hành hương tìm về đền dâng hương kính Mẫu, vãn cảnh, cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu lộc, cầu tài, cầu bình an. 

Được coi là lễ hội mở màn cho mùa lễ hội xuân của huyện, lại được tổ chức tại quần thể di tích cấp quốc gia, lễ hội đền Đông Cuông luôn được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, đặc biệt là sự vào cuộc của các ban, ngành trong huyện để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trong vùng. 

Ông Hà Trung Kiên - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Văn Yên cho biết: "Để tạo điểm nhấn ấn tượng về lễ hội đền Đồng Cuông, đơn vị tham mưu cho UBND huyện ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng mừng xuân và các lễ hội đầu xuân mới. Đến thời điểm này, xã Đông Cuông, Ban Quản lý đền đã chuẩn bị tốt các điều kiện cho Lễ hội đền theo đúng kế hoạch, thực hiện nghiêm túc, an toàn, lành mạnh để lễ hội trở thành nét sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc trong huyện”. 

Với nhiều giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, Lễ hội đền Đông Cuông là sự kiện mở đầu cho chuỗi các sự kiện lễ hội đầu xuân năm Giáp Thìn trên địa bàn huyện Văn Yên. Lễ hội đã trở thành điểm nhấn quan trọng, tạo ấn tượng tốt đẹp cho khán giả cũng như du khách thập phương khi trở về mảnh đất Văn Yên tham quan, chiêm bái, cầu tài, cầu lộc mỗi dịp tết đến xuân về. 

Thanh Tân

Tags Đông Cuông Văn Yên du lịch tâm linh đền Đông Cuông cầu tài

Các tin khác
Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Giáp Thìn năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 11 – 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn tại Di tích lịch sửa văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông.

Đã thành thông lệ, vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng, Đền Đông Cuông sẽ chính thức khai hội. Năm 2024, Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Giáp Thìn sẽ được tổ chức trong 2 ngày 20 - 21/2/2024 (tức ngày 11 - 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông.

Liên hoan văn nghệ tại Lễ hội đình Ba Chãng, Phúc An.

Sáng 14/2, tức ngày 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn, UBND huyện Yên Bình tổ chức bảo tồn Lễ hội đình Ba Chãng, xã Phúc An năm 2024.

Trạm Tấu trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong dịp Tết.

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tổng lượt du khách đến với tỉnh Yên Bái và doanh thu từ du lịch tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023.

Nghệ nhân Giàng A Su thực hành nghi lễ theo phong tục dân tộc Mông.

Những ngày đầu xuân Giáp Thìn năm 2024, du khách trong và ngoài tỉnh lại lên vùng cao Trạm Tấu để dự Lễ hội Gầu Tào: Lễ hội được huyện Trạm Tấu phục dựng, tổ chức từ năm 2019, nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Mông, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và quảng bá hình ảnh, nét đặc sắc của người Mông Trạm Tấu nói riêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục