Lễ hội Đình Khả Lĩnh, xã Đại Minh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/2/2024 | 2:40:46 PM

YênBái - Sáng 16/2 (tức mồng 7 tháng Giêng âm lịch), xã Đại Minh, huyện Yên Bình đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Đình Khả Lĩnh.

Nghi thức tế lễ tại đình Khả Lĩnh, xã Đại Minh.
Nghi thức tế lễ tại đình Khả Lĩnh, xã Đại Minh.


Đình Khả Lĩnh là một trong những di tích lịch sử có kiến trúc độc đáo, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đình được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh tháng 7 năm 2004. 

Theo sử sách, ông tổ của làng Khả Lĩnh xưa là Nguyễn Viết Lãng - quan tải lương thành Bầu dưới triều Mạc. Trên đường tải lương từ thành Bầu về kinh đô, đến Đoan Hùng, nghe tin triều Mạc sụp đổ, quan tải lương đã dừng chân bên bờ sông Chảy lập làng sinh sống. Làng Khả Lĩnh có từ đó. Khi ông mất, để tưởng nhớ công khai hoang lập địa, dân làng đã lập đình thờ và tôn tướng quân là Thành Hoàng thượng đẳng thần Cao Sơn Đại vương. 

Cũng vào năm đó, hạn hán kéo dài, người dân trong làng đổ đi khắp nơi tìm nước, đến một cánh đồng rộng thấy có một mô đất hình mỏ cò cỏ mọc xanh tốt, bỗng có đôi cò trắng từ đâu tới lượn quanh rồi bay vút lên trời cao. Thấy sự lạ, mọi người cho là điềm lành nên làm lễ xin được đào giếng ở đó. Khi vừa đặt những nhát cuốc đầu tiên thì nước dưới lòng đất trong vắt chảy ra tưới mát cả một vùng. Mảnh đất hạn hán bỗng xanh tươi trở lại. Từ đó, dân làng gọi đây là giếng Mỏ Cò và chỉ lấy nước phục vụ cho việc tế lễ. Mạch nước từ đây đã mang lại những mùa màng bội thu, cho bưởi Khả Lĩnh bao đời thơm ngon.

Lễ hội Đình Khả Lĩnh được tổ chức hai lần trong năm. Mùa xuân vào ngày 6 và 7 tháng Giêng và mùa thu vào  ngày 11 và 12 tháng 8 Âm lịch. 

Lễ hội đình Khả Lĩnh có 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ bắt đầu vào buổi sáng với nghi lễ rước nước từ giếng Mỏ Cò vào đình để tế lễ. Sau khi dâng nước lên Thành Hoàng là lễ dâng hương, dâng rượu và dâng lễ vật. Lễ dâng cúng bao giờ cũng có hương hoa bưởi và quả bưởi đẹp nhất được dân làng lựa chọn để dâng lên Thành Hoàng làng. 

Phần hội với phần thi kéo co, cờ tướng, bóng bàn … sôi động cùng các hoạt động thi đấu thể thao của nhân dân các thôn và học sinh các trường học trong xã. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị văn hoá và đời sống tinh thần của người dân.

Lễ hội đình Khả Lĩnh không chỉ là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân thôn Khả Lĩnh mà còn gắn liền với nguồn gốc giống bưởi đặc sản Đại Minh nức tiếng. Ngày nay, bưởi cũng là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Đồng thời qua lễ hội giáo dục các thế hệ sau biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử, bản sắc văn hoá truyền thống cộng đồng các dân tộc vùng hạ lưu sông Chảy để đồng lòng dốc sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Minh Huyền 

Tags Đại Minh Khả Lĩnh Yên Bái Thác Bà Yên Bình

Các tin khác

Hôm nay - 16/2 (tức mồng 7 tháng Giêng), Lễ hội Đình và Đền xã Quy Mông, huyện Trấn Yên đã khai hội trong niềm vui hân hoan của người dân và khách thập phương nhằm tưởng nhớ các bậc hiền tài có công với quê hương, đất nước; cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống bình an.

Ổi cười Đền Mẫu Đông Cuông

Nằm trong khuôn viên Khu di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia Đền Mẫu Đông Cuông, cây ổi biết “cười” khiến bất cứ du khách nào tới cũng tò mò ghé thăm.

Đại diện Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình thỉnh chuông khai hội.

Ngày 15/2 (tức Mùng 6 tháng Giêng), tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc “Hội Xuân Bái Đính - Giáp Thìn 2024”.

Nghi lễ tổ chức trang nghiêm và thành kính tại Đình.

Ngày 14/2/2024 (tức mồng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn), UBND xã An Phú - huyện Lục Yên đã tổ chức lễ hội đình Làng Xóa, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục