Năm 2024 là năm thứ 35 Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn được khôi phục và phát triển.
|
|
Hôm nay (21/9) diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2024. Lễ hội là di sản văn hoá quý báu, sản phẩm du lịch độc đáo của cả nước nói chung, của vùng đất Đồ Sơn, Hải Phòng nói riêng.
Ngoài các nghi thức truyền thống gồm 2 nội dung chính: phần Lễ (Lễ dâng hương, Thượng cờ khai Hội; Lễ rước nước, Lễ Thần Linh, Lễ Tống thần); phần Hội được tổ chức tại sân vận động trung tâm quận, Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu quận Đồ Sơn còn đặc biệt lưu ý đến công tác kiểm tra chất lượng trâu tham gia Lễ hội.
Tổng số trâu tham gia Lễ hội năm nay là 16 trâu. Trong đó, mỗi phường được đăng ký tham gia 2 suất trâu; 4 chủ trâu có trâu đạt giải Nhất, Nhì và đồng giải Ba năm 2023 mỗi người được đăng ký tham gia 1 suất trâu. Ban tổ chức Lễ hội quận dự kiến tổ chức 3 đợt kiểm tra trâu nhằm đánh giá chất lượng, mức độ an toàn của trâu chọi theo tiêu chí của Quy chế tổ chức Lễ hội.
Ban tổ chức Lễ hội các phường phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các trâu tham gia Lễ hội; khi phát hiện trâu có biểu hiện hung dữ, tấn công người phải cương quyết loại khỏi danh sách trâu tham gia Lễ hội. Đồng thời, phường có trâu không đủ tiêu chí tham gia Lễ hội phải có phương án thay thế nhằm đảm bảo đủ số lượng, chất lượng trâu tham gia Lễ hội…
Theo tiết lộ của BTC, trong tổng số 16 trâu tham dự lễ hội, có tới tận 3 "Ông trâu" nặng 1,2 tấn. Các trâu còn lại có trọng lượng khoảng 1 tấn.
Trước đó, căn cứ tình hình thực tế và chỉ đạo của thành phố về việc khắc phục thiệt hại sau bão số 3, để đảm bảo các điều kiện tốt nhất phục vụ cho Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn được tổ chức an toàn, thành công; UBND quận Đồ Sơn ban hành thông báo chuyển phần Hội từ 7h30 ngày 11/9/2024 (tức ngày 9/8 Âm lịch) sang ngày 21/9/2024 (tức ngày 19/8 Âm lịch).
Các nội dung phần Lễ vẫn được tổ chức theo thời gian và nghi thức truyền thống. Giấy mời dự Lễ hội ngày 11/9/2024 (tức ngày 9/8 Âm lịch) được sử dụng cho ngày 21/9/2024 (tức ngày 19/8 Âm lịch).
(Theo VTV)
Lễ cầu an, Hội hoa đăng trên sông Lục Đầu là nghi lễ đặc trưng, linh thiêng của Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Sau nhiều năm phát triển, đến nay huyện Mù Cang Chải đã khôi phục và bảo tồn được nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc để thúc đẩy du lịch; từ Lễ hội Mùa nước đổ, Lễ hội Mùa vàng… đến Tết Độc lập, gắn trong đó là nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn.
Những năm qua, người dân xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải đã thay đổi tư duy và nhận thức về phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững kết hợp bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra sức hút riêng cho sản phẩm du lịch của địa phương.
Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, thời gian qua, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên đã tích cực khai thác những lợi thế, tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, phát triển các loại hình du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng hoặc những đặc sản địa phương để thu hút du khách, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động vùng nông thôn.