Yên Bái khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch nông nghiệp, nông thôn

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/9/2024 | 7:36:11 AM

YênBái - Thời gian qua, Yên Bái đã tích cực phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển theo hướng bền vững.

Du khách nước ngoài trải nghiệm thu hoạch măng tại Xới Farmstay xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên.
Du khách nước ngoài trải nghiệm thu hoạch măng tại Xới Farmstay xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên.

Đến thăm Xới Farmstay có địa chỉ tại thôn Tông Pình Cại, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên - một trong 3 famstay trên địa bàn tỉnh, không khí trong lành dịu nhẹ cùng cảnh sắc nông thôn đồng ruộng, núi rừng như vỗ về tâm hồn mỗi du khách khi đặt chân tới đây. 

Chị Hoàng Thị Xới - chủ Xới Farmstay chia sẻ: "Farmstay của chúng tôi được xây dựng với quy mô 2.000m2 cung cấp các dịch vụ ăn, ngủ, nghỉ dưỡng, tắm, ngâm chân thảo dược và các hoạt động trải nghiệm nông nghiệp cho du khách. Tùy từng thời điểm trong năm du khách có thể trải nghiệm trồng lúa, đào măng, bơi mảng ở suối hay chăm gà, lợn, tưới rau cùng gia đình, người dân địa phương”. 

Cũng như ở Xới Farmstay, hiện đến Yên Bái muốn trải nghiệm loại hình du lịch Farmstay - hình thức của du lịch kết hợp nông nghiệp và văn hóa bản địa, vùng miền, du khách có thể trải nghiệm tại 2 farmstay khác ở thị xã Nghĩa Lộ và huyện Yên Bình. 

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh cũng có trên 230 hộ gia đình hoạt động du lịch cộng đồng và một số hợp tác xã du lịch đã xây dựng mô hình như trồng hoa, trồng rau, chăn nuôi kết hợp lưu trú. Tại các địa phương, điểm đến có sự kết hợp giữa du lịch cộng đồng, nông trại, nông nghiệp đã ít nhiều tạo điểm nhấn cho trải nghiệm của khách du lịch về vùng đất nông nghiệp nông thôn đặc trưng cũng như các loại hình văn hóa cộng đồng, ẩm thực của các dân tộc bản địa. 


Để thúc đẩy, hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, hiện nay tỉnh Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện cho cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn. Trong đó phải kể đến Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND ngày 2/8/2018 của HĐND tỉnh và Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 19/2/2021 của HĐND tỉnh. 
 
Trong đó, Nghị quyết số 14 của HĐND tỉnh có quy định mức hỗ trợ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và hỗ trợ phát triển du lịch đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động kinh doanh du lịch. Còn Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh đi sâu vào hỗ trợ, nâng cao hơn nữa cơ sở vật chất, hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch. 

Qua triển khai, 2 nghị quyết đã đi sâu, lan tỏa, trở thành đòn bẩy thúc đẩy phát triển du lịch Yên Bái nói chung, du lịch nông nghiệp, nông thôn Yên Bái nói riêng. Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm ngành nghề, sản phẩm OCOP gắn với nông nghiệp, đặc trưng của từng địa phương. Thông qua các hoạt động này góp phần tăng tính đa dạng cho điểm đến, thêm sức hút cho du lịch Yên Bái thời gian qua. 

Đồng thời, thu hút được lao động của vùng nông thôn, các thôn bản tham gia vào dịch vụ du lịch tại cộng đồng, tạo việc làm ổn định cho lao động, chuyển dịch thời gian nông nhàn sang các ngành nghề, dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch. Bước đầu nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của du lịch nông nghiệp cho người lao động trong vùng có tiềm năng. 

Thời gian tới, ngành du lịch Yên Bái sẽ tiếp tục xây dựng các mô hình nông trại thí điểm phát triển nông nghiệp gắn với du lịch theo từng giai đoạn và nhân rộng ra các địa phương nhằm xây dựng các sản phẩm đặc trưng, tránh trùng lặp. Đẩy mạnh liên kết chặt chẽ giữa các bên trong mô hình phát triển nông trại, nông nghiệp gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn gồm nông dân, doanh nghiệp lữ hành, địa phương, cơ quan quản lý nông nghiệp, du lịch. 

Đặc biệt ngành sẽ đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng sản xuất, hạ tầng phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp kết hợp làm du lịch, phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống, phát triển trang trại gắn với du lịch…

Lê Thương

Tags Yên Bái du lịch nông nghiệp nông thôn đất Ngọc

Các tin khác
Du khách quốc tế thích thú khám phá, trải nghiệm nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông, huyện Mù Cang Chải.

Trong vài năm trở lại đây, bằng những quyết sách năng động, sáng tạo, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của một tỉnh miền núi để phát triển du lịch một cách mạnh mẽ Yên Bái đã đưa ngành du lịch thực sự phát triển, khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh từ du lịch tâm linh, sinh thái, bản sắc dân tộc đến du lịch mạo hiểm, nghỉ dưỡng…từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh.

Năm 2024 là năm thứ 35 Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn được khôi phục và phát triển.

Pháo bông vụt sáng, rực rỡ sắc màu, ngập tràn trong không khí thiêng liêng củ.

Lễ cầu an, Hội hoa đăng trên sông Lục Đầu là nghi lễ đặc trưng, linh thiêng của Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Các nhiếp ảnh gia hào hứng ghi lại khoảnh khắc hoàng hôn trên Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

Sau nhiều năm phát triển, đến nay huyện Mù Cang Chải đã khôi phục và bảo tồn được nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc để thúc đẩy du lịch; từ Lễ hội Mùa nước đổ, Lễ hội Mùa vàng… đến Tết Độc lập, gắn trong đó là nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục