Bánh căn Ninh Thuận
- Cập nhật: Thứ tư, 8/8/2007 | 12:00:00 AM
Đến Ninh Thuận, bạn nên thưởng thức bánh căn. Nguyên liệu chính của bánh căn là bột gạo. Muốn bánh ngon, giòn, nở phải pha thêm một ít bột cơm nguội phơi khô nhiều nắng. Nước chấm bánh căn gồm: mắm nêm, mắm đậu phộng, mắm chanh ớt và đặc biệt là nước cá kho.
Lò đổ và bánh căn đã chế biến
|
Riêng nước cá kho, thường người ta chưng kho các loại cá biển như cá cơm, cá nục, cá thu... thêm một ít da heo. Không dùng cá ngừ để kho lấy nước chấm vì vị chua của cá ngừ sẽ "đào thải" cái vị bùi béo của bánh căn. Khi thưởng thức có thể pha chung các loại nước chấm với nhau hoặc dùng riêng từng loại nước chấm tùy theo sở thích của từng người. Nếu muốn thưởng thức thêm hương vị đặc biệt, bạn có thể dùng thêm mấy viên xíu mại (được chế biến từ thịt bằm và trứng, thêm gia vị vào).
Và khi bánh đã "ra lò"
Lò để đổ bánh căn được đặt tại làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Lò có từ 10 - 15 khuôn tròn đường kính 15cm, mỗi khuôn lại có một nắp đậy khi đổ bánh. Lửa than trong lò luôn đỏ rực, bột gạo được đánh đều với trứng vịt (hoặc trứng gà) và lấy muỗng đổ vào khuôn chừng 5 phút thì bánh chín vàng rộm, có hương thơm rất đặc trưng.
Bánh căn được đưa vào đĩa, rắc thêm một ít mỡ hành. Nên ăn bánh căn ngay tại quán, khi bánh đang nóng và giòn tan, bỏ vào miệng bạn sẽ thưởng thức được tất cả vị ngon lành.
(Theo TNO)
Các tin khác
Lễ hội Bia Việt Nam 2007 sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày, từ 10/8 đến 12/8 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội.
Ở thôn Thẩm Rộc, xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên từ 13 đời nay nghề rối Tày được dòng họ Ma Quang gìn giữ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng may thay nghề vẫn được truyền đến ngày nay.
Những thác nước này có vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, luôn tạo cảm giác mới lạ cho du khách khi đến tham quan.
Trong khẩu phần hằng ngày, những thực phẩm nào có công dụng kích hoạt cơ thể vận hành một cách hoàn hảo cả về thể chất lẫn tinh thần?