Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (Quảng Nam)

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/8/2007 | 12:00:00 AM

Khu bảo tồn Sông Thanh nằm trên địa bàn hai huyện Nam Giang và Phước Sơn (Quảng Nam), giáp biên giới nước CHDCND Lào, với diện tích gồm 93.249ha vùng lõi và 108.398ha vùng đệm. Riêng khu vùng lõm được chia thành hai khu bảo vệ nghiêm ngặt với 75.373ha và khu phục hồi sinh thái với 17.512ha.

Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh là nơi ẩn chứa bao điều kỳ thú, hấp dẫn du khách và các nhà nghiên cứu khoa học bởi sự phong phú và độc đáo của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tổng số 831 loài thực vật bậc cao đã được ghi nhận qua các đợt khảo sát năm 1997 và 1999 do WWF - Đông Dương và Viện Điều tra Qui hoạch Rừng Việt Nam thực hiện. Trong số đó có 23 loài hữu dụng, 38 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Hệ động vật rừng của khu bảo tồn này cũng rất đa dạng với danh mục gồm 53 loài thú, 183 loài chim, 44 loài bò sát, 21 loài lưỡng cư, 25 loài cá... Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự hiện diện của nhiều loài thú lớn và hiếm như hổ, báo, voi, voọc cá chân nâu, voọc cá chân xám, mang Trường Sơn...

Đến khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh, du khách còn có thể chiêm ngưỡng thác Grăng, cầu Thác Nước và những cảnh đẹp nên thơ nằm dọc trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, hoặc đi tìm và khám phá những nét đặc trưng trong đời sống văn hoá vô cùng phong phú của đồng bào các dân tộc ít người.

(Theo Báo Quảng Nam)

Các tin khác
Các thành phần của sen.

Sen mộc mạc, dân dã, có nhiều ở các vùng quê, dễ tìm. Về công dụng trong y học, sen có tác dụng thanh nhiệt, an thần, cầm máu... 3 món chè từ lá, củ và hạt sen sau đây theo lương y Bàng Cẩm là 3 bài thuốc có công dụng trị một số bệnh:

Lò đổ và bánh căn đã chế biến

Đến Ninh Thuận, bạn nên thưởng thức bánh căn. Nguyên liệu chính của bánh căn là bột gạo. Muốn bánh ngon, giòn, nở phải pha thêm một ít bột cơm nguội phơi khô nhiều nắng. Nước chấm bánh căn gồm: mắm nêm, mắm đậu phộng, mắm chanh ớt và đặc biệt là nước cá kho.

Lễ hội Bia Việt Nam 2007 sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày, từ 10/8 đến 12/8 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội.

Ở thôn Thẩm Rộc, xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên từ 13 đời nay nghề rối Tày được dòng họ Ma Quang gìn giữ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng may thay nghề vẫn được truyền đến ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục