Về xứ cồn, ăn ốc gạo

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/8/2007 | 12:00:00 AM

Ốc gạo Phú Đa vừa giòn vừa béo… Qua bàn tay chế biến khéo léo của các bà các chị, con ốc trở thành nhiều món ăn mộc mạc mà vô cùng hấp dẫn

Khai thác ốc gạo
Khai thác ốc gạo

Theo các lão nông nơi đây kể lại, trước đây, người dân vùng cù lao này nghèo lắm, nên bà con mới đặt tên cồn là Phú Đa, với mong muốn sẽ thoát nghèo. Các cụ cũng cho biết, vùng này nhiều ốc vô kể, khi đói, người dân thường cào về làm các món ăn thay cơm, nhưng riết rồi ăn mãi cũng ngán nên đã đem ốc đó đến các gia đình giàu có trong cồn để đổi lấy gạo ăn. Từ đó, ốc có tên gọi là ốc gạo!

Các bậc tiền bối ở cồn còn cho biết, không có lúc nào ốc gạo lại lớn, mập và béo bằng vào mỗi độ tháng năm âm lịch, tức là những ngày trước và sau tết Đoan Ngọ. Và thế rồi, mỗi năm cứ tới ngày này, người dân nơi đây lại cào lên những mẻ ốc to nhất, béo nhất làm các món ăn cúng bái trời đất, như tỏ một chút lòng thành kính, biết ơn. Riết thành thông lệ.

Ở nhiều nơi trong vùng ĐBSCL cũng có ốc gạo, nhưng không có nơi nào ốc gạo ngon và đặc biệt như ốc gạo Phú Đa. Vỏ ốc có màu xanh, ruột vàng; ăn ngọt, béo, giòn, không lẫn vào đâu được. Được bao bọc bởi dòng sông Cổ Chiên hiền hoà và thơ mộng, nước ngọt quanh năm, đáy sông chỉ toàn là cát; chính vì vậy, những con ốc gạo ở đây có vị thơm và thịt ốc rất trắng.

Ốc gạo Phú Đa vừa giòn vừa béo, Người Phú Đa vừa khéo lại vừa khôn.

Từ những con ốc béo ngậy, qua bàn tay khéo léo của các bà, các chị xứ cồn, đã cho “ra lò” những món ăn rất đỗi mộc mạc nhưng cũng vô cùng hấp dẫn. Nếu khách không có thời gian, muốn ăn nhanh thì có ốc luộc chấm với nước mắm sả băm hay ốc luộc mỡ hành. Cầu kỳ thêm một tí thì có món ốc xào với thịt bò, ốc trộn dừa rám nạo ra thành từng con, cuốn bánh tráng, chấm với tương xay. Lúc rảnh rỗi, khách muốn nhâm nhi, đồng thời thử tài khéo tay của các “bà bếp” thì có món ốc hấp sữa, bánh xèo nhân ốc với tàu hủ dừa. Nhưng có lẽ món ăn khoái khẩu nhất, làm nên “thương hiệu” ốc gạo Phú Đa là món bánh xèo nhân ốc với tàu hủ dừa ăn chung với rau đồng chấm nước mắm ớt.

Những ai đã một lần đặt chân đến vùng đất này mà không bỏ chút thời gian ghé qua xứ cồn, ngồi nhâm nhi những món ăn làm từ con ốc gạo Phú Đa béo ngậy thì cảm thấy bứt rứt, như thiếu thiếu một điều gì đó.

(Theo VOV)

Các tin khác

Nếu như thành phố Nha Trang tự hào có Tháp Bà cổ kính bên cầu Xóm Bóng, Phan Rang có Tháp Chàm thì thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) cũng có thể tự hào với Tháp Nhạn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt trên núi Nhạn, soi bóng xuống dòng Đà Giang trong xanh, thơ mộng và trữ tình.

Các bạn trẻ đang tham gia

Lễ hội Qixi được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm dựa vào tích truyện Ngưu Lang - Chức Nữ. Rất nhiều người Trung Quốc đã tổ chức lễ hội Qixi như lễ hội của tình yêu.

Vào tháng 2 (âm lịch), hoa Ban nở trắng núi rừng Tây Bắc. (Ảnh: Quang Tuấn)

YBĐT – Vùng Mường Lò (Yên Bái) nơi tập trung rất đông đồng bào dân tộc Thái sinh sống có rất nhiều phong tục, lễ hội và các tục cúng giỗ đặc sắc. Bên cạnh những lễ hội như: Rằm tháng giêng, Tết xíp xí (rằm tháng bảy), Sên bản, Sên Mường, Sên có tén, Sên Hươn… thì lễ hội Hoa Ban là một hoạt động văn hóa khá tiêu biểu của vùng đất và cuộc sống tinh thần của người Thái Mường Lò.

Người Khơ Mú ở Nghệ An thường làm lễ Pa Sưm trước lúc tra hạt trên nương rẫy. Đây là lễ cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh cho nương rẫy được bội thu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục