Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đang đứng trước cơ hội trở thành Di sản thế giới

  • Cập nhật: Chủ nhật, 13/4/2025 | 7:07:19 AM

Với 3 lần gửi báo cáo bổ sung thông tin theo yêu cầu của Trung tâm Di sản thế giới UNESCO và ICOMOS. Hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đang đứng trước cơ hội trở thành Di sản thế giới.

Mai vàng Yên Tử nở rộ mỗi độ xuân về.
Mai vàng Yên Tử nở rộ mỗi độ xuân về.

Nỗ lực không ngừng nghỉ

Sau nhiều năm nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học và sự đồng lòng, chung sức qua các thời kỳ lãnh đạo của 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương, ngày 29/9/2023, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc tới UNESCO để đề nghị công nhận và ghi danh vào danh mục Di sản thế giới.

Mang trong mình những giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử, cách đây 12 năm, ngày 20/12/2013, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 10766/VPCP- KGVX thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ "Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, hướng dẫn, phối hợp với UBND các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang lập hồ sơ "Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử”, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới”.

Ngày 30/1/2021, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 768/VPCP-KGVX thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam gửi báo cáo tóm tắt đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, thuộc địa bàn các tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương” tới Trung tâm Di sản thế giới UNESCO để đề nghị xem xét, đưa vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới...

Từ đó đến nay, UBND 3 tỉnh đã có hàng trăm cuộc họp bàn với các bộ ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế để lấy ý kiến, xây dựng hồ sơ. Qua rất nhiều lần đổi tên, hiện nay hồ sơ mang tên chính thức là hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc.


Chùa Đồng Yên Tử được đặt ở vị trí cao nhất với 1068 m so với mực nước biển.

Hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đã lựa chọn 20 cụm/điểm di tích trong tổng số hơn 200 di tích trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đưa vào Di sản đề cử. Hồ sơ đề cử được UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với UBND 2 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương hoàn thiện và đệ trình UNESCO đảm bảo đúng quy trình, với 3 lần gửi báo cáo bổ sung thông tin theo yêu cầu của Trung tâm Di sản thế giới UNESCO và ICOMOS. 

Đây là kết quả của sự tâm huyết, nỗ lực của chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh với vai trò chủ trì, sự phối hợp của 2 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và sự góp sức tận tâm, đầy tinh thần trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học.

Mới đây, tại Cộng hòa Pháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh cùng lãnh đạo các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương tham gia đoàn công tác của Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Lê Văn làm trưởng đoàn dự Kỳ họp lần thứ 221 Hội đồng Chấp hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).


Tháp Tổ, nơi lưu giữ những huyền tích về Phật Hoàng Trần Nhân Tông. 

Tại Kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã trao đổi, làm rõ thêm những giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản đề cử Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc, những nỗ lực trong xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích của 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Bà Hạnh mong muốn Tổng Giám đốc UNESCO, Phó Tổng Giám đốc UNESCO, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO, Giám đốc Trung tâm, Tổng Giám đốc ICOMOS và các Đại sứ thành viên Ủy ban Di sản thế giới quan tâm, ủng hộ, công nhận Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản thế giới.

Giá trị văn hóa vượt thời gian

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc gồm 5 khu di tích: danh thắng Yên Tử, nhà Trần Đông Triều, Côn Sơn Kiếp Bạc, chiến thắng Bạch Đằng, Quần thể di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, 3 di tích khác cũng nằm trong danh sách đề cử: chùa Bồ Đà, chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Thanh Mai.

Nhìn tổng thể, khu di sản đề cử nằm trong vùng cánh cung Đông Triều với độ cao trung bình trên 600 m, đỉnh cao nhất là ngọn núi Yên Tử có độ cao 1.068 m so với mực nước biển. Cánh cung Đông Triều được xem là "phên dậu" phía Đông Bắc của Việt Nam. Vùng núi này không chỉ là một thắng cảnh thiên nhiên mà còn là quê hương của Vương triều nhà Trần trong lịch sử, là "Đất tổ Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam".


Đền Côn Sơn - Hải Dương, một trong những địa điểm di tích danh thắng được lựa chọn làm di sản liên vùng.

Năm 1299, Trần Nhân Tông đã chính thức thành lập nên Thiền phái Trúc Lâm bằng cả một hệ thống lý thuyết và hành động gắn đạo với đời. Ông được coi là vị Sư Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang Phật danh Điều Ngự Giác Hoàng. Kế tục sự nghiệp của ông là Sư Tổ Pháp Loa và Huyền Quang Tôn Giả. Cả ba vị được gọi là Trúc Lâm Tam Tổ. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật phái Trúc Lâm, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc Việt Nam trong các thế kỷ 13 và 14.

Gắn liền với lịch sử phát triển dòng thiền Trúc Lâm tại Yên Tử là việc xây dựng và hình thành một quần thể các công trình kiến trúc gồm nhiều chùa và hàng trăm am, tháp, mộ, bia, tượng. Quần thể kiến trúc này được đặt trong một tổng thể cảnh quan hùng vĩ, trải dài hàng chục km tạo thành Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là nơi hình thành, ra đời và phát triển của Trung tâm Phật giáo Thiền Tông thuần Việt, do người Việt trực tiếp sáng lập ra. Là nơi hội tụ của các công trình kiến trúc cổ kính do các Tăng, Ni, Phật tử và triều đình phong kiến của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn kế tiếp nhau xây dựng, tu bổ và tôn tạo. 

Những công trình này đã phản ánh khá rõ nét sự phát triển của kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc, tiêu biểu cho tài năng sáng tạo nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. Đây là một quần thể di tích rất lớn và ra đời sớm ở Việt Nam.

(Theo TPO)

Các tin khác
Không quân Việt Nam bay luyện tập tại Biên Hòa, Đồng Nai để chuẩn bị cho dịp 30/4 tại TP HCM.

Các tour về nguồn sôi động, chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước hoành tráng ở TP HCM đã góp phần níu chân khách Việt ở lại trong nước dịp 30/4.

Lễ hội Tràng An được tổ chức hằng năm với nhiều sự kiện thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Với chủ đề “Tràng An di sản ngàn năm hồn thiêng sông núi”, lễ hội Tràng An năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 13/4 (tức ngày 16/3 âm lịch năm Ất Tỵ). Sự kiện văn hóa đặc sắc này quy tụ hơn 600 nghệ sĩ và diễn viên đến từ khắp mọi miền đất nước; biểu diễn tại 20 sân khấu thực cảnh. Đây là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa lâu đời gắn liền với vùng đất linh thiêng, nơi được ví như “bảo tàng địa chất ngoài trời” và “kinh đô linh thiêng của người Việt xưa”.

Nhiều du khách chọn Khu du lịch sinh thái Lavie Vũ Linh, thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình là điểm dừng chân trong chuyến hành trình của mình.

Trong quý I năm 2025, huyện Yên Bình đã đón 94.789 lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm. Trong đó, khách quốc tế 12.445 người, bằng 31,1% kế hoạch tỉnh giao, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Bãi tắm Soi Sim sắp được đưa vào hoạt động.

Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết sẽ mở thêm 3 bãi tắm để phục vụ du khách dịp hè 2025. Đây đều là những bãi cát đẹp nằm ven chân các đảo đất và đảo đá giữa vịnh Hạ Long.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục