Ngoạn cảnh Côn Sơn - Kiếp Bạc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/11/2007 | 12:00:00 AM

Được xây dựng vào thế kỷ XIII, nằm trên ngọn núi Kỳ Lân, chùa Côn Sơn là danh lam cổ tự được nhiều tao nhân mặc khách biết đến. Vẻ đẹp Côn Sơn được ví như cảnh tiên với tiếng suối róc rách, hoa trải như gấm, mang sắc hương quyến rũ lòng người. Từ Côn Sơn đi tiếp một quãng ngắn, bạn lại gặp đền Kiếp Bạc nằm trong thung lũng rồng, nơi gắn liền với tên tuổi người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

Côn Sơn tức núi Kỳ Lân hay còn gọi là núi Hun, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Phía bắc giáp núi Ngũ Nhạc, phía tây tiếp nối núi U Bò với một vùng thung lũng xanh biếc cùng những mái nhà tranh ẩn hiện sau lũy tre làng. Phía đông là chùa và hồ Côn Sơn. Nhìn về phía đông bắc, có một quả núi hình hoa sen quanh năm tươi tốt mang tên Bài Vọng – nơi yên nghỉ của cụ thân sinh Nguyễn Trãi (Ông Nguyễn Phi Khanh). Phía nam là xóm núi Tiên Sơn và bãi giẽ (thanh hao), tương truyền do bà Trần Nguyên Đán trồng. Chính vì tên gọi của ngọn núi này mà Chùa Côn Sơn còn được gọi là chùa Hun.

Chùa Côn Sơn xây dựng vào thế kỷ XIII, với 83 gian nhà, cùng 385 pho tượng sinh động và tinh xảo. Bên hông chùa là nhà Tổ, thờ quan Tư đồ phụ chính là Trần Nguyên Đán cùng ba vị tổ khác là: Trần Nhân Tông – người lập ra thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, Pháp Loa và sư Huyền Quang – tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm.
Vượt qua hơn 900 bậc đá, quanh co bên những ngọn đồi thông, trước mặt du khách là đỉnh Côn Sơn hiện ra trong hư ảo.

Chính vì vẻ đẹp ấy mà vào những lúc cuối đời, thi hào Nguyễn Trãi đã chọn chốn này làm niềm vui ẩn dật. Và cũng chính Nguyễn Trãi là người đã cho du khách sự cảm nhận đầu tiên và đầy đủ nhất về vẻ đẹp Côn Sơn, dù chỉ vài dòng ngắn ngủi nhưng đã lột tả hết vẻ đẹp thanh tĩnh an bình của nơi được xem là chốn bồng lai tiên cảnh.

Từ dãy Côn Sơn đi thêm 5km về hướng đông bắc, xuyên qua những thung lũng xanh tươi và những làng mạc yên bình, du khách sẽ đến với thung lũng Rồng, nơi có đền Kiếp Bạc - thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.

Đền Kiếp Bạc là một quần thể gồm nhiều di tích như: Đền thờ Trần Hưng Đạo, Dược Sơn, dòng Lục Đầu giang, bến Bình Than, cồn Kiếm. Trong đền Kiếp Bạc còn có 5 pho tượng lớn của Trần Hưng Đạo và phu nhân, Phạm Ngũ Lão và hai con gái.

Xung quanh đền Kiếp Bạc là bãi bồi Thanh kiếm thần của Trần Hưng Đạo, quán hàng cơm của bà chủ quán có công trong việc chặt đầu viên tướng đầy ma thuật của quân Nguyên Mông – Phạm Nhan, Giếng mắt Rồng, đường kéo thuyền trên dãy núi Phượng Hoàng, hố Máng Nước (hay Hố Chân Bia), và đặc biệt là đôi xương chân của chú Dã Tượng đã cùng Trần Hưng Đạo xông pha chiến trận và lập nhiều chiến công lớn…

Như một sự trùng hợp, hội Côn Sơn - Kiếp Bạc bắt đầu vào ngày 16-8 âm lịch, ngày mất của Nguyễn Trãi, và kết thúc hội vào ngày mất của Hương Đạo đại vương (20 - 8 âm lịch). Chính vì vậy, mùa hội đã thu hút hàng vạn người tham gia.

Cùng với vẻ đẹp thơ mộng của phong cảnh núi rừng, sự thiêng liêng của vùng đất “địa linh, nhân kiệt” và những lễ hội rộn ràng, mang ý nghĩa lịch sử, giáo dục sâu sắc vì vậy, hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã trở thành tâm điểm cho những dòng người từ khắp mọi nơi tìm về. Và rồi, tên gọi Côn Sơn – Kiếp Bạc đã gắn với nhau như hình với bóng, như sự giao hòa giữa vẻ đẹp núi rừng và hồn thiêng sông núi đang hội về, để du khách thêm gắn bó khi tìm về miền đất mến yêu này.

(Theo Vietravel)

Các tin khác

Nằm khá sâu trong ngõ Đình Đông (gần Ô Chợ Dừa, Hà Nội) nhưng quán bún riêu của chị Hiền là địa chỉ "ruột" của rất nhiều bạn trẻ nghiền bún riêu cua, bánh đa cua.

Lễ hội vào năm mới của người Kh’mer thường kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, mỗi ngày có tên gọi khác nhau. Ngày đầu tiên có tên là Chôl sangkran Chmây; ngày thứ hai: Wonbơf (năm nhuận, wonbơf tổ chức 2 ngày); ngày thứ ba: Lơm săk.

Một thoáng Thác Bà. (Ảnh Thanh Miền)

YBĐT - Đến Yên Bái, nếu không đi thăm hồ Thác Bà thì cũng coi như du khách chưa biết Yên Bái. Bởi, không phải đương nhiên mà hồ Thác Bà, hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam được ví là "Hạ Long trên núi".

YBĐT - A Mùa thu, khi lúa đã gặt, thóc đã vào bồ, ngô đã xuống ruộng, đây cũng là thời điểm tộc người Dao đỏ tỉnh Lào Cai tổ chức lễ cưới cho con khi chúng đã đến tuổi dựng vợ, gả chồng. Nghi lễ cưới hỏi của người Dao đỏ mang đậm nét văn hóa truyền thống. Một gia đình tổ chức lễ cưới cho con nhưng đồng thời là việc vui, là ngày hội của cả làng, cả bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục