Chùa Tây phương - Bảo tàng tượng Phật của Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/3/2008 | 12:00:00 AM

Nằm trên núi Câu Lâu - Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Tây, chùa Tây Phương là nơi bảo lưu và gìn giữ rất nhiều pho tượng phật có giá trị. Nó thể hiện tinh hoa tuyệt vời của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam và là minh chứng của một nền văn hoá có từ lâu đời. Đến với Chùa Tây Phương là đến với thế giới cực lạc, cõi niết bàn, chốn tu luyện của thần tiên.

Chùa Tây Phương được xây dựng khoảng thế kỷ 8 và là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh nước ta. Đường lên chùa Tây Phương phải trải qua hơn hai trăm bậc đá thang bằng đá ong.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam với ba toà cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa song song với nhau gồm có chùa: Chùa Hạ, chùa Trung, Chùa Thượng. Mỗi toà đều có kiến trúc riêng rẽ nhưng lại kết hợp thành một quần thể. Mái chùa rất đặc biệt có những góc đao cong vút lên, cấu tạo theo kiểu hai lớp, hình thành một không gian rộng và thoáng đãng. Nét đặc sắc nhất của chùa là hệ thống tượng pháp.
Tổng cộng trong chùa có khoảng 82 pho tượng gỗ theo kiểu tượng tròn được đánh giá vào loại bậc nhất về nghệ thuật tạc tượng cổ nước ta.
Phía góc của chùa Hạ là 8 pho tượng Kim Cương đang trong tư thế tiến thoái của võ thuật với dung mạo bất phàm. Phía bên chùa Trung là pho tượng Di đà cao sừng sững. Phía bên chùa Thượng, đặt cao nhất là tượng Tam thế đặc tả rất tinh vi, bên dưới là tượng Đức Thế Tôn giáng sinh, hai bên là bốn tôn giả: Mục Kiền Liên, Xá Lợi Thất, Đại Cao Diếp, A Lan Đà.

Đặc biệt hơn cả là 18 pho tượng La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau ở hai bên tường lâu của thượng điện. Giống như nhà thơ Huy Cận miêu tả, mỗi vị là một nỗi khổ, cử chỉ, dáng điệu riêng thể hiện những tính cách khác nhau khá sinh động và hiếm thấy trong nghệ thuật điêu khắc cổ nước ta.

Ấn tượng không ai có thể quên là bức tượng tạc một người có tuổi, thân mình gầy gò, má hóp mắt sâu rất khác thường ngồi trong tư thế một chân xếp bằng một chân co, một tay đặt trên đầu, còn tay kia đặt vào lòng. Đó là tượng Đức Thế Tôn Tuyết Sơn. Tượng đạt đến cao độ của nghệ thuật siêu đẳng, thể hiện rõ một thân thể đau khổ sau sáu năm liền tu luyện trên núi Tuyết Sơn.

Hàng năm chùa cổ Tây Phương tổ chức lễ hội vào ngày 6 tháng 3 âm lịch. Đây là dịp để du khách vừa là đi lễ chùa vừa là để thăm quan những công trình nghệ thuật nguy nga và tráng lệ của mảnh đất Hà Tây.

(Theo VTV)

Các tin khác

Lễ khai hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung được tổ chức sáng 17/3 (tức 10-2 năm Mậu Tý) tại di tích đền Đa Hòa (xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) với sự tham dự đông đảo của dân làng và khách thập phương.

Một góc nhìn từ Hòn Cò

Nằm giáp ranh giữa tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, nơi biển có màu xanh ngọc và độ mặn của sóng có thể làm cho bạn cảm giác trên từng cơn gió. Nước biển nơi đây mặn hơn những vùng biển khác 3 - 4 độ.

Bánh bèo chợ Búng, Bình Dương ngon đặc biệt nhờ có bì heo ram với nước dừa. Bánh dậy mầu trắng, giòn dai, ăn kèm với đồ chua và rau sống rất ngon miệng.

Cá bông lau là loại cá da trơn sống dài theo sông Hậu. Mùa nào trong năm người ta cũng có thể câu được chúng bằng mồi côn trùng để ươn, đơn giản là bằng chuối chín. Tuy nhiên câu sẽ được những con cá lớn chừng 2 kg là cùng. Muốn có những con bự "tùa dềnh", phải đợi mùa đông ken của chúng tại 3 khúc sông:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục