Lễ hội đền Đông Cuông linh thiêng và đặc sắc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/1/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ lâu, Đền Đông Cuông xã Đông Cuông nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng, thờ Mẫu Thượng Ngàn, hàng năm thu hút đông đảo nhân dân cả nước đến dâng hương, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho mình và người thân một năm gặp nhiều may mắn…

Những ngày đầu xuân này, du khách thập phương đổ về huyện Văn Yên  tỉnh Yên Bái không chỉ để tận hưởng cảnh đẹp hùng vĩ của mùa xuân ở vùng Tây Bắc mà còn để tham dự lễ hội Đền Đông Cuông, để được sống lại những giờ phút lịch sử với lễ mổ trâu khao quân, lễ rước Mẫu sang sông và cùng tham gia các trò chơi dân gian như đánh đu, ném còn, kéo co…  

Cách thành phố Yên Bái khoảng 50 km, Đền Đông Cuông thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, xung quanh có đại ngàn bao phủ, phía trước đền là dòng sông Hồng. Với dáng dấp kiến trúc của đền chùa truyền thống, góc mái ngói cong và hình lưỡng long chầu nhật. Các cột đền được làm bằng gỗ tứ thiết, được sơn son thiếp vàng hình rồng cuốn trang nghiêm.  

Theo Đại Nam nhất thống chí, đền Đông Cuông thờ Cao Quan Đại Vương, huý là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, đã có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quí để chữa bệnh cho nhân dân. Đến khi mất lại rất linh ứng, ngầm theo để giúp các vị tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương, được nhân dân suy tôn, vua gia phong là “Thần vệ quốc” và đã hoá thân thành Mẫu Thượng Ngàn, là người mẹ của vũ trụ. Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết quân tại đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân.

Xuân Kỷ Sửu này cũng vậy, ngay từ những ngày đầu xuân, tuy chưa phải là chính hội nhưng đã có hàng ngàn du khách đến thắp hương tế lễ.  Lễ hội đền Đông Cuông mở đầu bằng lễ mổ trâu tế Mẫu, được thực hiện vào thời khắc đầu tiên của ngày mão đầu năm. Trâu dùng để tế lễ là trâu trắng được tuyển chọn kỹ từ nhiều tháng trước. Trâu mổ ra lấy 9 chén tiết trâu xuống bến sông để tế, sau đó trâu được thui và được chủ tế dâng lên cầu mưa thuận gió hoà mùa màng tốt tươi, người dân khoẻ mạnh, làm ăn phát tài… 

Sau khi cúng, thịt trâu được đem ra chế biến thành các món ăn mời du khách đến đền làm lễ. Tiếp sau lễ mổ trâu là lễ rước Mẫu sang sông, đây là một trong ba lễ chính của hội đền Đông Cuông. Lễ rước tượng Mẫu sang sông để thắp hương cúng tế linh hồn tướng quân Hà Đặc được bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng. Trước đó đã có hàng ngàn người dân địa phương và du khách tập trung trước cửa đền cùng tham gia rước. 

Tượng Mẫu được rước sang sông bằng chiếc bè lớn làm bằng nứa dại. Khi tượng Mẫu đã sang tới miếu Ghềnh Ngai thăm Đức ông thì các thầy cúng cũng làm thủ tục tế lễ, sau đó tượng Mẫu lại được rước quay về đền vào đúng 10 giờ và cũng là lúc bắt đầu lễ dâng hương tế Mẫu. 

Lúc này, hàng ngàn du khách thập phương và nhân dân trong vùng lần lượt dâng hương, cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình, người thân, bạn bè trong cả năm. Sau lễ dâng hương sẽ có các hoạt động thi đấu thể thao, các chò trơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, ném còn, chọi gà… Những hình thức sinh hoạt văn hoá mang đậm màu sắc dân gian đã tạo cho ngày hội của nhân dân vùng thượng lưu sông Hồng thêm sống động, đây thực sự là nơi giao lưu văn hoá của các dân tộc. 

Lễ hội đền Đông Cuông còn là một trong những lễ hội chính của Chương trình Du lịch về cội nguồn hợp tác giữa 3 tỉnh Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai. Đền Đông Cuông đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút nhân dân và du khách ở khắp nơi đến thưởng ngoạn và dâng hương.

Quang Thiều

Các tin khác
Lễ hội đền Đại Cại 2008.

YBĐT - Đại Cại Cứ mỗi mùa xuân đến, du khách muôn phương lại tìm về đền Đại Cại ở xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên (Yên Báu) để dâng hương, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài và tưởng nhớ công lao dựng nước, giữ nước thuở xưa của Bà chúa Bầu họ Vũ. Đền có từ ngàn xưa, do nhân dân lập nên, thờ Bà chúa quân lương thành nhà Bầu Vũ Thị Ngọc Anh.

Cho chữ đầu xuân

Sáng 29.1 (mồng 4 Tết), Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ hội thư pháp và cho chữ đầu xuân. Tham gia lễ hội có đông đảo các nhà thư pháp của xứ Thanh, các bậc cao niên hay chữ.

Huyền ảo Sa Pa.

YBĐT - Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Sa Pa, Lào Cai một vùng đất khí hậu mát mẻ, trong lành với phong cảnh núi non kỳ vĩ trở thành khu du lịch nổi tiếng của cả nước.

Lễ dâng hương tại đền Mẫu Âu Cơ.(Ảnh: Hoàng Đô)

YBĐT - Mùa xuân đất Tổ được coi là mùa của lễ hội. Mùa xuân, mở đầu một năm mới, là thời điểm thiêng liêng, phút khởi đầu cho từng loại hành vi, động tác được coi là rất quan trọng. Lễ hội nông nghiệp mùa xuân hướng về đích cầu mùa, cầu đinh cho cộng đồng vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục