Lễ hội 50 năm Trường Sơn huyền thoại

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/2/2009 | 12:00:00 AM

Kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn; Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Văn hoá thông tin cơ sở (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) và Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại - CIAT phối hợp tổ chức chương trình kỷ niệm mang tên “Huyền Thoại một con đường”.

Nghĩa trang Trường Sơn
Nghĩa trang Trường Sơn

Chương trình này nhằm thể hiện sự tri ân sâu sắc tới công lao của một thế hệ bộ đội Cụ Hồ, của hàng vạn nam nữ TNXP lứa tuổi 20 đã hi sinh tuổi thanh xuân, máu xương trên suốt dọc tuyến đường Hồ Chí Minh nói chung và trên tuyến huyết mạch qua tỉnh Quảng Bình nói riêng. Thông qua đó, nhằm giáo dục và nhắc nhở cho thế hệ trẻ về một thời gian khó, hi sinh của thế hệ cha nông vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, khơi dậy lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu và vươn lên trong của Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình đoàn kết, nhất trí, quyết tâm xây dựng tỉnh Quảng Bình ngày càng giàu đẹp.
 
Chương trình cũng nhằm phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, thúc đẩy hoạt động đền ơn đáp nghĩa của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân Quảng Bình nói riêng với những gia đình có công với cách mạng; hướng sự quan tâm của toàn xã hội đến các địa danh lịch sử, những địa phương đã trải qua  một thời kỳ khốc liệt cùng với quân dân cả nước bảo vệ mạch máu giao thông thông suốt đối với con đường huyền thoại, trong đó có Quảng Bình.
 
Các hoạt động chính trong lễ hội gồm: Lễ hội kỷ niệm 50 năm đường Trường Sơn huyền thoại với chủ đề Huyền thoại một con đường...Đây là hoạt động quan trọng nhất được sân khấu hoá bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc kết hợp phần giao lưu với các nhân chứng lịch sử. Lễ hội này sẽ được tổ chức tại Tượng đài TNXP xã Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 và VTV4 vào tối 29/5/2009.
 
Bên cạnh đó còn có các hoạt động như: Liên hoan thông tin lưu động toàn quốc với sự tham gia của 60 đoàn xe thông tin tuyên truyền lưu động của 40 tỉnh thành trong cả nước. Gặp mặt truyền thống cựu TNXP với chủ đề Sống mãi tuổi Hai mươi (Gặp mặt truyền thống, giao lưu nhân chứng lịch sử gắn với hành trình “Thăm lại chiến trường xưa”). Lễ dâng hương tại Đền liệt sĩ Đường 20 Quyết Thắng và “Hang Tám Cô”. Lễ cầu siêu hương hồn các anh hùng Liệt sĩ trên đường 20 Quyết Thắng…

(Theo VnMedia)

Các tin khác

Tháng chín cua ra, tháng ba cua vào. Nếu căn cứ vào câu thành ngữ này thì có nghĩa mùa cua sẽ kéo dài từ tháng chín đến tháng ba âm lịch chăng? Hay là một kinh nghiệm của người nông nghiệp đúc kết lại về tập quán sinh sống của loài cua. Có một loài cua sống trong các ghềnh đá ở đoạn sông Cầu chảy qua làng chài Thắng Cương, huyện Yên Dũng, Bắc Giang gọi là cua ra. Cua ra ở đây chỉ xuất hiện nhiều vào mùa lạnh. Phải chục năm trở lại đây, nhiều khách sành ăn cứ về đòi thưởng thức món cua này.

Đường liên xã ngoằn ngoèo. Lên đò qua sông Cầu, đặt chân đến Thổ Hà, qua làng Vân thơm nồng mùi rượu, du khách đi tiếp độ dăm cây số nữa thì đến chân núi Bổ Đà, đối diện có Phượng Sơn chầu về. Dưới chân núi ấy cây cối hoang sơ và trầm mặc; lấp ló trong những rêu mốc và dây leo là mái chùa Tứ Ân cổ kính (còn gọi chùa Bổ Đà).

Nếu như người dân Hà Thành tự hào về cốm làng Vòng, một món ăn từ lâu như đã trở thành nét đặc trưng của Hà Nội để du khách gần xa nhớ và nhắc đến vào mỗi độ thu về thì người dân Khơmer sinh sống ở vùng đất Nam bộ lại tự hào với bạn bè bốn phương về đặc sản cốm dẹp. Đây là món ăn dân dã của đồng quê Nam bộ và là một lễ phẩm không thể thiếu trong mâm lễ cúng trăng rằm tháng 10.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Cần có sự phối hợp chặt chẽ liên ngành để các phong trào văn hóa đạt hiệu quả cao

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục