Một thoáng Viêng Chăn

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/11/2010 | 1:49:13 PM

Cả thành phố Viêng Chăn đang náo nức chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm Thủ đô Vientiane (Lào) tròn 450 tuổi (1560 - 2010). Không khí tưng bừng đón chào đại lễ đã hiện diện trên khắp các đường phố. Nhưng với nhiều người, Viêng Chăn vẫn luôn là một thủ đô tĩnh lặng…

Viêng Chăn nghĩa là thành phố Trăng, Nằm ở tả ngạn sông Mekong, phía tây bắc của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thủ đô Viêng Chăn có diện tích 3,920 km2 và số dân khoảng một triệu người. Là trung tâm văn hóa, thương mại, hành chính cũng là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Viêng Chăn còn là một thành phố du lịch nổi tiếng và đó là một thế mạnh kinh tế của thành phố. Nơi đây tập trung rất nhiều những danh lam thắng cảnh, những ngôi chùa bề thế và cổ kính. Và là trung tâm của những lễ hội đặc sắc đặc trưng của văn hóa Lào.

 Ảnh minh họa  Ảnh minh họa

 Chùa That Luang

 Đài Patousay


Nhắc tới Lào là nhắc tới That Luang, bởi đơn giản ngôi chùa nổi tiếng này là biểu tượng quốc gia, được in trên tiền giấy và quốc huy của Lào. Chùa That Luang được xây dựng từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt theo mô hình một nậm rượu, trên phê tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ XIII, bên ngoài được dát vàng. Theo truyền thuyết, trong tháp có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. Kiến trúc chùa tháp mang đậm phong cách văn hóa và bản sắc Lào. That Luang gồm tháp chính cao 45m, bao quanh là các tháp phụ, sơn son thếp vàng rực rỡ, uy nghiêm.

 Ảnh minh họa Ảnh minh họa 

 Toàn cảnh chùa That Luang

 Khuôn viên chùa

 Ảnh minh họa  Ảnh minh họa

 Những hoa văn độc đáo

 Bên trong chùa That Luang


Sau That Luang là chùa Phra Keo, ngôi chùa quan trọng và nổi tiếng chỉ sau That Luang, Chùa Phra Keo được xây dựng năm 1565 bởi triều đại nhà vua Sai Setthathirat, trong chùa thờ tượng Phra Keo. Đã từng bị quân Xiêm xâm chiếm, cướp mất tượng Phra Keo vào năm 1779 và san phẳng toàn bộ ngôi chùa vào năm 1828.

Từ 1936 đến 1942, người Lào đã bỏ công xây dựng lại chùa. Phra Keo ngày nay là một viện bảo tàng rộng lớn chứa đựng nhiều tác phẩm nghệ thuật đạo giáo Lào. 
 
 Ảnh minh họa  Ảnh minh họa

 Chùa Phra Keo

 Lào - đất nước của Phật giáo

 Ảnh minh họa  Ảnh minh họa

 tu bổ chùa

 Một mái chùa ẩn hiện sau tán cây


Patousay (Khải Hoàn môn) Đài Patousay được xây dựng từ năm 1958, phần dưới và ngoài mô phỏng Khải Hoàn môn ở Paris, phần trên và trong gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. Mua vé 3.000 kip để leo lên đến tầng trên cùng. Đứng trên tầng cao nhất có thể nhìn toàn cảnh Viêng Chăn, cả Mekong xa xa, duy nhất một nhà cao tầng bên bờ sông.
 
Suốn Xiêng Khuông, tục gọi là Suốn Phụt tức vườn Chư Phật, nằm trong vùng Thà - Đừa, cách Viêng Chăn khoảng 25km.  Vườn Chư Phật hay còn gọi nôm na là bãi Phật (Buddha Park) là một quần thể gồm hàng trăm bức tượng được đúc theo Phật thoại. 
 
 Ảnh minh họa Ảnh minh họa 
   
Các bức tượng nhiều cỡ lớn nhỏ, vô cùng phong phú về hình dáng, thể hiện những huyền thoại được khắc trên những tấm bảng gắn ở dưới bằng tiếng Lào: tượng Phật nằm uy nghiêm trầm mặc; voi ba đầu, rùa, cá sấu, rắn… cách điệu theo truyền thuyết; đoàn nhà sư khất thực, dũng sĩ, vũ nữ… 
 
Giao thông Lào được xem tương đối tốt, tại các thành phố lớn, giao thông rất thuận tiện. Người Lào tại vùng thủ đô đều sử dụng xe hơi do giá nhập khẩu rẻ, người làm công chức được cấp xe nên lượng xe 4 bánh tại các thành phố lớn rất nhiều. Xe máy hầu như rất ít và xe đạp cũng chỉ lác đác tại thủ đô.
 
 Ảnh minh họa

 Một khu phố sầm uất nhất của thủ đô Viêng Chăn


Người Lào rất tôn trọng luật giao thông, không thấy trường hợp bóp còi inh ỏi trên đường, rất hiếm khi thấy kẹt xe trên đường.
 
 Ảnh minh họa

 Rất hiếm khi thấy kẹt xe trên đường phố


 Ảnh minh họa

 Sông Nậm Ngưm, bắt nguồn từ Siêm Khoảng


 Ảnh minh họa
 

 Ảnh minh họa
 

Đêm thường đến sớm với "thành phố trăng", khác với Bangkok về đêm không ngủ, người Viêng Chăn thường đi ngủ sớm.
 
Thành phố về đêm được xoá nhoà trong tĩnh lặng vẻ cổ kính dường như huyền thoại. Đây đó, những ngôi chùa chìm trong cô tịch. Và thật ít những quán bar. Trên hè phố, thi thoảng lại bắt gặp những chiếc taxi, tuktuk nép bên đường nhẫn nại chờ khách. Viêng Chăn không chỉ là "thành phố của trăng" mà còn là một thành phố cho một cuộc sống “không âu lo”.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Hội Gióng.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là di sản thứ 3 của thành phố Hà Nội được UNESCO vinh danh trong năm 2010

Lễ khao quân Hội Gióng.

Trong danh sách xét công nhận năm 2010 của UNESCO còn có 46 di sản gồm các làn điệu, điệu múa, lễ hội, các nghệ thuật thủ công bí truyền của 31 nước trên thế giới.

YBĐT - Trong những năm qua, Chương trình du lịch về cội nguồn do 3 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ tổ chức thành công đã để lại ấn tượng tốt với nhân dân, du khách trong và ngoài nước, góp phần đổi mới diện mạo du lịch vùng miền núi Tây Bắc.

Đoàn VĐV tỉnh Yên Bái trước giờ leo núi chinh phục đỉnh Fansipan

YBĐT - Ngày 1/11, Đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, cùng lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Yên Bái đã dự hội nghị tổng kết chương trình du lịch về cội nguồn giữa 3 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ tổ chức tại Sa Pa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục