Phát triển nguồn nhân lực du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/4/2013 | 2:20:38 PM

Ngày 22-4, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Chợ hoa quả trên sông là hình ảnh đặc trưng ở đồng bằng sông Cửu Long (ảnh minh họa)
Chợ hoa quả trên sông là hình ảnh đặc trưng ở đồng bằng sông Cửu Long (ảnh minh họa)

Với thế mạnh về du lịch sông nước, biển đảo, miệt vườn và du lịch tâm linh, năm 2012, ĐBSCL đã đón 20 triệu khách du lịch, trong đó có khoảng 1,6 triệu khách quốc tế, doanh thu toàn ngành du lịch khu vực ĐBSCL năm 2012 đạt 4.344 tỷ đồng. Trong đó, Kiên Giang và An Giang là những tỉnh thu hút số du khách đông nhất với trên ba triệu du khách.

Song song với việc thu hút du khách, các tỉnh ĐBSCL cũng đã phát triển mạnh mẽ hệ thống cơ sở lưu trú, nhất là các điểm tham quan đẹp như Phú Quốc (Kiên Giang), Châu Đốc (An Giang)… Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, nhân viên hoạt động trực tiếp, gián tiếp trong ngành du lịch trong khu vực chỉ dao động khoảng 2.000 người, trong đó mới khoảng 80% qua đào tạo từ cơ bản đến nâng cao.

Điều đáng lo ngại là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong vùng lại không quan tâm nhiều đến việc hỗ trợ, đào tạo nhân viên để nâng cao năng lực. Cán bộ, nhân viên các cơ quan quản lý du lịch vùng vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ, giữ chân…người giỏi, dẫn đến thiếu hụt đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng cao.

Nhiều vấn đề về: định hướng, đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực như: Đầu tư nâng cấp trang thiết bị dạy nghề du lịch cho các trường du lịch, bộ môn du lịch tại các trường cao đẳng, đại học trong vùng; Đa dạng hóa các phương thức đạo tạo, ngắn, trung, dài hạn, liên kết đào tạo, tập huấn và chuyên sâu; Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý các địa phương; Đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực; Đổi mới chương trình đào tạo, nghiên cứu đặc trưng văn hóa, đặc điểm, thế mạnh kinh tế, xã hội, tiềm năng phát triển du lịch vùng;

Nhiều ý kiến nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, đãi ngộ riêng nhằm thu hút đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi. Riêng các doanh nghiệp cần có những cơ chế đãi ngộ, khuyến khích, hỗ trợ trong đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch vùng.

(Theo NLĐO)

Các tin khác

Màu sắc có thể biến một thành phố ảm đạm, nghèo nàn trở nên tươi sáng và hấp dẫn du lịch. Từ khu ổ chuột ở Rio de Janeiro (Brazil) tới “hòn ngọc xanh” của Ấn Độ, màu sắc đã góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây. Cinque Terre – Ý

YBĐT - Chiều 20/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2013 đã tổ chức cuộc họp báo với chủ đề: “Tây Bắc Việt Nam – Nơi gặp gỡ thiên nhiên và văn hoá” nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm du lịch chính của vùng Tây Bắc.

YBĐT - Xa xưa, lễ hội Đền Hùng được tổ chức với tính chất dân gian do dân làng Hy Cương, Chu Hóa đảm nhận. Thời Vua Lê Thánh Tông nhà nước phong kiến đã có những quy định khá cụ thể về Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng, đặc biệt là triều Nguyễn vào năm 1917 có quy định hội chính và hội lẻ.

YBĐT - Chiến khu 10 được thành lập theo chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ năm 1946, xây dựng căn cứ địa và lực lượng vũ trang để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Sau hơn 6 thập kỷ, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hiện di tích này không còn vẹn nguyên như xưa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục