Đề xuất người lái xe phải khám lại sức khỏe sau chữa bệnh, tai nạn

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/8/2024 | 2:28:32 PM

Bộ Y tế đề xuất người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn. Việc khám sức khỏe định kỳ áp dụng với người lái xe ôtô chuyên nghiệp

Bộ Y tế đề xuất người lái xe sau khi điều trị bệnh, tai nạn phải chủ động khám lại sức khỏe
Bộ Y tế đề xuất người lái xe sau khi điều trị bệnh, tai nạn phải chủ động khám lại sức khỏe

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ôtô.

Chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất

Theo đó, thông tư này quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ôtô.

Thông tư được áp dụng đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng, người sử dụng lao động lái xe ôtô, các cơ sở y tế khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tại dự thảo, Bộ Y tế nêu rõ trách nhiệm của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng là cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe.

Đồng thời tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện khám sức khỏe.

Người lái xe, điều khiển xe máy chuyên dùng phải chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn.

Việc khám sức khỏe định kỳ chỉ áp dụng đối với người lái xe ô tô chuyên nghiệp (người làm nghề lái xe ôtô) theo quy định của pháp luật về lao động.

Bên cạnh đó, người làm nghề lái ôtô phải chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải hoặc của người sử dụng lao động.

Về nguyên tắc chung, việc khám sức khỏe cho người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng sẽ được thực hiện tại cơ sở y tế đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

Việc khám sức khỏe cho người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải thực hiện theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định.

Việc khám sức khỏe định kỳ chỉ áp dụng đối với người lái xe ôtô chuyên nghiệp (người làm nghề lái ôtô) theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo quy định, xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe

Tại dự thảo, Bộ Y tế cũng đưa ra bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dụng, mỗi hạng xe sẽ có quy định khác nhau.

Theo đó, những người lái xe hạng A1 (xe môtô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm³ hoặc động cơ điện đến 11kW) và hạng B1 (xe môtô ba bánh) sẽ phải đáp ứng đủ các điều kiện sức khỏe mới để có thể tiếp tục điều khiển phương tiện của mình.

Nếu mắc các bệnh như rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi; liệt vận động từ hai chi trở lên; rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: Đỏ, vàng, xanh lá cây… sẽ không đủ điều kiện lái xe.

Với người lái xe thuộc nhóm 3 (hạng A, C1, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, DE) thăm khám tại 9 chuyên khoa. Người mắc các bệnh như rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 24 tháng; động kinh; song thị; quáng gà; đái tháo đường (tiểu đường) có tiền sử hôn mê do đái tháo đường trong vòng 1 tháng… không đủ điều kiện để lái xe.

Dự kiến thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2025.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Thông tư 28/2024 quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm kiểm tra tải trọng xe có hiệu lực từ 10-9.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành Thông tư 28/2024 quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm kiểm tra tải trọng xe. Thông tư có hiệu lực từ 10/9.

Cán bộ Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 1, Phòng CSGT, Công an tỉnh Yên Bái kiểm tra các xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến đường Âu Cơ, thành phố Yên Bái.

Kế hoạch số 183/KH-UBND của UBND tỉnh Yên Bái thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/07/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới gồm 6 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm.

Lực lượng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh lập biên bản xử lý người vi phạm ATGT.

Dự báo lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng cao trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, các lực lượng chức năng của tỉnh Yên Bái đang tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT), phục vụ việc đi lại cho người dân và du khách trong dịp nghỉ lễ và Tháng cao điểm ATGT cho học sinh đến trường.

Ảnh minh họa: Báo giao thông

Bộ Công an phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường bộ và đang lấy ý kiến quy định chi tiết về đối tượng lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh lái xe khi tham gia giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục