Cục CSGT nói về cách gửi hình ảnh vi phạm giao thông, các trường hợp được vượt đèn đỏ

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/1/2025 | 8:37:22 AM

Người dân có thể cung cấp hình ảnh, clip vi phạm giao thông qua số đường dây nóng của Cục CSGT, Phòng CSGT của các tỉnh…

Người dân có thể phản ánh vi phạm giao thông bằng nhiều hình thức khác nhau.
Người dân có thể phản ánh vi phạm giao thông bằng nhiều hình thức khác nhau.

Liên quan đến việc nhiều ý kiến băn khoăn không biết gửi hình ảnh, clip phản ánh vi phạm giao thông bằng cách nào để được tiếp nhận xử lí, ngày 15-1, đại diện Cục CSGT cho biết, thời gian qua lực lượng CSGT đã xử lí nhiều trường hợp vi phạm TTATGT từ thông tin, hình ảnh do quần chúng nhân dân, các tổ chức cung cấp.

Có thể gửi phản ánh bằng nhiều hình thức

Về đầu mối tiếp nhận, Thông tư 73/2024 của Bộ Công an nêu đơn vị CSGT có trách nhiệm thông báo công khai địa điểm, địa chỉ bưu chính, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị để cá nhân, tổ chức biết cung cấp thông tin.

Theo đại diện Cục CSGT, người dân có thể cung cấp hình ảnh, clip vi phạm giao thông qua số đường dây nóng của Cục CSGT. Theo đó, khi gặp sự cố, hoặc muốn phản ánh tình hình TTATGT, trật tự xã hội, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông qua số hotline 19008099 của Cục CSGT.

Ngoài ra, người dân cũng có thể thông tin, phản ánh trực tiếp qua các số điện thoại đường dây nóng của công an ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trên trang Zalo của Phòng CSGT công an các địa phương… hoặc qua một số ứng dụng như iHanoi (tại Hà Nội) hay VNeTraffic - ứng dụng giao thông trên thiết bị di động dành cho công dân do Bộ Công an quản lý, vận hành, có thể xem đây là một kênh giao tiếp giữa Công dân Việt Nam và CSGT.

Thông tư 73 cũng nêu quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) do cá nhân, tổ chức cung cấp, được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 135/2021.

Theo đó, dữ liệu thu được cần đảm bảo: Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm.

"Hiện cơ quan chức năng đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực thi việc chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông”- đại diện Cục CSGT nói.

Khi nào vượt đèn đỏ không bị phạt?

Trước một số ý kiến bày tỏ băn khoăn về việc không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông được tăng mức phạt lên cao theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trong khi xuất hiện thông tin sẽ "bỏ đếm giây đèn tín hiệu”, đại diện Cục CSGT cho biết việc bỏ đếm giây đèn tín hiệu chỉ là đề xuất và thí điểm diện hẹp, ở một vài nút giao tại TP.HCM.

Luật TTATGT đường bộ, quy định rõ đèn giao thông có 3 màu vàng, xanh, đỏ. Đồng thời, luật cũng quy định đèn tín hiệu vẫn có loại có hoặc không có hiển thị thời gian (đồng hồ đếm giây).

Đối với việc xử lí khi gặp pha đèn vàng, tài xế phải dừng trước vạch khi đèn chuyển tới pha màu vàng; trường hợp đã đi qua vạch dừng vẫn được phép đi tiếp.

Trường hợp lái xe không chấp hành tín hiệu đèn để nhường đường cho xe ưu tiên, xe cấp cứu… sẽ không bị xử phạt. Bởi Luật xử lí vi phạm hành chính quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.


Nhường đường cho xe ưu tiên sẽ không bị phạt.

Đồng thời, bộ luật này cũng nêu rõ, tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Về băn khoăn cho rằng một số giao lộ đèn tín hiệu có thể gặp trục trặc, đại diện Cục CSGT cho biết tại các nút giao thông hiện nay, đại đa số đều được trang bị hệ thống camera giám sát và lực lượng vận hành, bảo trì.

Đồng thời, người dân khi gặp trường hợp bị lập biên bản xử phạt chưa thỏa đáng thì có quyền khiếu nại theo quy định, thậm chí khởi kiện ra tòa án hành chính. Khi nhận được khiếu nại, lực lượng CSGT chắc chắn sẽ có sự đối chiếu, xem xét các yếu tố liên quan.

(Theo Pháp luật TPHCM)

Các tin khác

Theo Cục CSGT (Bộ Công an), sau 15 ngày áp dụng Nghị định 168/2024, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân đã được cải thiện rõ rệt và tình hình tai nạn giao thông giảm ở cả 3 tiêu chí.

Hiện trường vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, do xe ô tô tải mang biển kiểm soát 37C-537.03 mất lái đâm vào nhà dân, hậu quả làm 6 người chết.

Ngày 13/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 01 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và vụ tai nạn giao thông trên đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Hà Nội.

Các mức phạt vi phạm nồng độ cồn với ô tô, xe máy, xe đạp được phân định chi tiết trong 3 khung.

Theo Nghị định 168/2024, các mức phạt vi phạm nồng độ cồn với ô tô, xe máy, xe đạp được phân định chi tiết trong 3 khung: dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở; vượt quá 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông Công an thành phố Yên Bái xử lý vi phạm trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành.

Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới. Đặc biệt, việc tăng mức xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông (ATGT) bước đầu đã nâng cao ý thức chấp hành giao thông của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục