Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em là bắt buộc
- Cập nhật: Thứ hai, 22/6/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Kể từ khi Nghị quyết 32 của Chính phủ ra đời quy định về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) đối với người tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy, đã 2 năm trôi qua, đa số người dân đã quen dần với việc đội MBH.
|
Theo thống kê của các ngành chức năng, số vụ tai nạn giao thông dẫn tới chấn thương sọ não đã giảm rõ rệt. Như vậy có thể khẳng định, MBH đã đóng góp một phần lớn trong việc bảo vệ con người. Sắp tới, kể từ 1/7/2009 sẽ lại có tiếp một nghị quyết về việc bắt buộc đội MBH đối với trẻ em, một quyết định hoàn toàn đi vào lòng dân.
Chúng ta hãy thử nhìn xem khi trên đường phố những cặp vợ chồng đèo nhau bằng xe máy kèm theo một con nhỏ 5-7 tuổi bố mẹ thì được bảo vệ đầu bằng mũ bảo hiểm, trong khi đó con nhỏ thì đầu trần hoặc cùng lắm là đội một mũ lưỡi trai, mũ mềm, nếu tai nạn xảy ra thì cháu nhỏ sẽ ra sao?
Ai cũng biết trẻ em có cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh cả về thể xác lẫn tinh thần, trong khi đó trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, đài phát thanh – truyền hình luôn tuyên truyền nào là: “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, “Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em...” rồi Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Tuyên truyền thì như vậy nhưng thực tế các bậc làm cha, làm mẹ đã làm được những gì cho con mình? V
iệc ăn ngủ học hành thì mỗi nhà một điều kiện hoàn cảnh nhưng mong rằng khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy các cháu đều được hưởng quyền lợi đội MBH như nhau, dù đẹp, dù xấu. Để đảm bảo an toàn chính cho con mình hãy tìm mua mũ đúng tiêu chuẩn quy định của Nhà nước đừng vì đắt rẻ một vài chục ngàn mà mua cho con những loại mũ không rõ nguồn gốc, không đủ tiêu chuẩn, hãy loại bỏ ngay tư tưởng “Đội mũ cho cảnh sát giao thông”.
Có lẽ ngoài việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần phải đưa vấn đề này vào ngay trong các trường học, lấy đó là một tiêu chuẩn để bình xét thi đua, điểm đạo đức cho các cháu, vì ai cũng biết rằng đài, báo trẻ em đâu có để ý tới, chỉ có tuyên tuyền trong nhà trường với lứa tuổi học sinh là tác dụng nhất. Khi các cháu thấy được đội MBH là quyền lợi, nghĩa vụ của mình thì chính bản thân các cháu sẽ đòi hỏi và nhắc nhở bố mẹ. Chúng ta ai cũng biết khi con cái đòi hỏi những quyền lợi chính đáng thì khó có thể từ chối, dù khó khăn đến mấy.
Nếu tính trên đầu ngón tay thì chỉ còn chưa đến chục ngày nữa là Nghị quyết về việc bắt buộc đội MBH cho trẻ em có hiệu lực. Mong rằng tất cả mọi gia đình hãy vì chính con mình mà chấp hành Nghị quyết cho nghiêm túc, góp phần giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc khi tham gia giao thông!
Vũ Quốc Toản
Các tin khác
Ngày 17-6, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng cho biết, tất cả các khu quản lý đường bộ và sở GTVT các tỉnh, thành phố trên cả nước phải thực hiện xong việc tổng kiểm tra, rà soát hệ thống biển báo hiệu đường bộ trước 30-9.
YBĐT - Những năm trước đây, tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) liên tục tăng cao. Huyện ủy Lục Yên đã tập trung tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đến nay, sau một thời gian nỗ lực với cách làm quyết liệt và hiệu quả đã cơ bản bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
YBĐT - Khoảng 16 giờ ngày 14/6, ô tô mang BKS 21H-2408 không làm chủ tay lái đã lao lên vỉa hè và kẹt giữa gốc mít và quầy bán vật liệu xây dựng của bà Nguyễn Thị Lan Hương ở tổ 23, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.
YBĐT - Từ khi Nghị quyết 32 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, một loạt các biện pháp kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự ATGT được đưa ra. Theo đó, từ ngày 15-9-2007, người đi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm (MBH). Đây là một chủ trương đúng đắn và thiết thực. Việc đội MBH là rất