Từ ngày 1/7/2009 - không điều khiển phương tiện giao thông sau khi đã sử dụng rượu, bia

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/6/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Luật Giao thông đường bộ 2008, được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2009 quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông là: 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25mg/l khí thở đối với người điều khiển mô tô, xe máy và bằng 0 đối với người điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng.

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông ở thị xã Nghĩa Lộ.
Hiện trường một vụ tai nạn giao thông ở thị xã Nghĩa Lộ.

Do thói quen trong sinh hoạt, tập quán và công việc... mà việc uống rượu, bia đã trở thành thường xuyên đối với nhiều người. Theo kết quả nghiên cứu, rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tốc độ phản ứng của lái xe từ 10 – 30%.

Ngoài ra, rượu, bia còn làm giảm khả năng điều khiển tự chủ, phản xạ và thị lực. Từ ảnh hưởng của rượu, bia, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ dễ bốc đồng chạy xe với tốc độ cao do bị kích thích, sau đó gây ức chế não bộ làm cho người lái xe ngủ gật trong khi điều khiển xe. Bên cạnh đó, rượu, bia gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác, quá trình xử lý và truyền tải hình ảnh tới não... gây ước tính sai về khoảng cách... dẫn đến gia tăng mức độ rủi ro, đồng nghĩa  với tai nạn giao thông (TNGT).

 Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đang được Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến đóng góp sửa đổi: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 500 ngàn đến 700 ngàn đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 60 đến 90 ngày.

Nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma tuý, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ sẽ bị phạt từ 2 đến 3 triệu đồng. Ngoài ra, cũng bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 30 đến 60 ngày.

Theo báo cáo của Cục Đường bộ Việt Nam, có 6,1% các vụ TNGT đường bộ xảy ra do rượu, bia. Tại Yên Bái, dù số vụ TNGT trên địa bàn xảy ra không nhiều so với các địa phương khác nhưng hàng năm toàn tỉnh cũng xảy ra hàng ngàn vụ tại nạn, va quệt lớn nhỏ, cướp đi sinh mạng và làm bị thương nhiều người. Qua đánh giá, có trên 80% số vụ TNGT là do lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện.

Trong đó, có  phần lớn nguyên nhân do người điều khiển phương tiện gây tai nạn sau khi đã sử dụng bia, rượu. Điển hình nhất đó là vụ tai nạn xảy ra hồi 23h 20 ngày 27/ 2/ 2009 tại đoạn đường Điện Biên (thuộc tổ 32, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái) giữa 2 xe môtô BKS 21 - V3 - 2793 và xe môtô BKS  21 -V6 – 1549 làm 3 người tử vong.

Trước tác hại của bia, rượu, Luật Giao thông đường bộ 2001 đã có quy định rõ nồng độ cho phép khi điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa TNGT do bia, rượu, Luật Giao thông đường bộ 2008 được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ 1/7/2009  đã quy định chặt chẽ hơn. Trong đó, quy định mới về nồng độ cồn khi tham gia giao thông đã giảm xuống từ 80 mg/100 ml máu hoặc 40 mg/l khí thở giảm xuống còn 50 mg/100 ml hoặc 0,25mg/l khí thở đối với người điều khiển mô tô xe máy và bằng 0 đối với người điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng.

Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) quy định: cấm “điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, có nghĩa là hoàn toàn không được có cồn trong máu và trong hơi thở khi điều khiển ô tô,  máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường bộ. Như vậy, có 2 sự lựa chọn rõ ràng đối với người điều khiển ô tô, máy kéo và xe chuyên dùng: hoặc đã uống rượu, bia thì không được lái xe, hoặc lái xe thì không được uống rượu, bia. Như vậy, không có chuyện uống một ít rồi vẫn cảm thấy còn tỉnh táo có thể cầm vô lăng. Mà uống ít rượu, bia cầm vô lăng vẫn bị phạt.

Có thể nói, khi rượu, bia đã trở thành sinh hoạt đời thường như hiện nay thì việc điều chỉnh hành vi uống rượu, bia là rất khó! Tuy nhiên, luật là luật! Vì tính mạng của bản thân, của mọi người, mỗi người cần nâng cao ý thức chấp hành luật để hạn chế TNGT xảy ra.

P.V

Các tin khác
Sau ngày 1-7, người điều khiển xe đạp điện tham gia lưu thông không đội mũ bảo hiểm sẽ không bị xử phạt do chờ nghị định xử phạt mới.

Nghị định mới chưa ban hành nên sau ngày 1-7, có thể căn cứ nghị định 146 để xử phạt (?). Từ ngày 1-7, Luật giao thông đường bộ mới được sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực. Nhưng do nghị định xử phạt mới chưa được ban hành nên lực lượng chức năng vẫn sẽ phải căn cứ vào nghị định cũ để xử phạt.

YBĐT - Kể từ khi Nghị quyết 32 của Chính phủ ra đời quy định về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) đối với người tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy, đã 2 năm trôi qua, đa số người dân đã quen dần với việc đội MBH.

Ngày 17-6, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng cho biết, tất cả các khu quản lý đường bộ và sở GTVT các tỉnh, thành phố trên cả nước phải thực hiện xong việc tổng kiểm tra, rà soát hệ thống biển báo hiệu đường bộ trước 30-9.

YBĐT - Những năm trước đây, tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) liên tục tăng cao. Huyện ủy Lục Yên đã tập trung tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đến nay, sau một thời gian nỗ lực với cách làm quyết liệt và hiệu quả đã cơ bản bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục