Tết đến, hãy cảnh giác với rượu bia !

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/1/2010 | 2:46:27 PM

YBĐT - Để giữ vững TT ATGT trước, trong, sau tết và hạn chế tối đa những trường hợp tai nạn vì rượu, bia, Ban ATGT tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc tuần tra, xử lý các trường hợp vi phạm, trong đó xác định sẽ kiên quyết tạm giữ phương tiện đối với những trường hợp sử dụng rượu, bia quá nồng độ quy định.

Đội CSGT, trật tự, cơ động Công an huyện Mù Cang Chải thường xuyên kiểm tra nồng độ cồn đối với những người sử dụng phương tiện tham gia giao thông.
Đội CSGT, trật tự, cơ động Công an huyện Mù Cang Chải thường xuyên kiểm tra nồng độ cồn đối với những người sử dụng phương tiện tham gia giao thông.

Mời nhau chén rượu, cốc bia, chúc nhau một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, vạn sự bình an đã trở thành một nét văn hoá không thể thiếu của người Việt Nam mỗi độ tết đến xuân về. Tuy nhiên, từ nét văn hoá này cùng với tâm lý chủ quan nên rất nhiều người đã tự cho mình uống thoải mái để rồi sau đó phải chịu những hậu quả khôn lường. Theo thống kê của các ngành chức năng, hiện nay có đến 60% các vụ tai nạn giao thông (TNGT) có liên quan đến rượu, bia. Do đó, để tự bảo vệ mình và người thân trong dịp tết, mọi người nên hạn chế sử dụng rượu, bia.

Người điều khiển xe trong trạng thái say rượu, bia không những làm gia tăng nguy cơ TNGT mà còn làm trầm trọng thêm chấn thương và gây khó khăn cho công tác gây mê và phẫu thuật, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ dễ bốc đồng, điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng, não bộ bị ức chế khiến người lái xe có thể ngủ gật trong khi điều khiển xe. Rượu, bia còn là nguyên nhân trực tiếp khiến giảm tốc độ phản ứng của lái xe từ 10 – 30%, ảnh hưởng đến khả năng điều khiển tự chủ, thị giác, quá trình xử lý và truyền tải hình ảnh tới não, gây ước tính sai về khoảng cách... dẫn đến gia tăng mức độ rủi ro và TNGT.

Ngồi trong căn nhà nhỏ vừa mới xây, chị H ở phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) vẫn chưa thể nào quên được cái ngày đầu tháng 12 khủng khiếp ấy. Anh Cường - chồng chị sau khi tham gia một buổi tiệc ở Văn Phú, do uống quá nhiều rượu, phóng nhanh, không làm chủ được tốc độ đã đâm vào một chiếc ô tô đỗ bên đường và tử vong ngay sau đó vài giờ đồng hồ. Anh ra đi, bỏ lại một khoảng trống mênh mông cho chị và đứa con thơ chưa đầy 12 tháng tuổi. Mọi sự ân hận muộn màng cũng không thể giúp anh trở lại với hai mẹ con chị. Giờ đây, chị chỉ biết lấy đó là một bài học xương máu.

Chánh thanh tra giao thông tỉnh - ông Mai Văn Bộ cho biết: Sử dụng rượu, bia quá nồng độ khi tham gia giao thông (TGGT) là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến TNGT. Đa phần các đối tượng này khi TGGT thường phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, đi không đúng phần đường quy định và khi có tình huống bất ngờ diễn ra không kịp xử lý nên tự gây tai nạn. Nhằm hạn chế TNGT do bia, rượu, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã thắt chặt quy định về nồng độ cồn khi TGGT. Theo đó, người điều khiển mô tô, xe máy nồng độ cồn trong người không được vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25mg/l khí thở và bằng 0 đối với người điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng.

Để giữ vững TT ATGT trước, trong, sau tết và hạn chế tối đa những trường hợp tai nạn vì rượu, bia, Ban ATGT tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc tuần tra, xử lý các trường hợp vi phạm, trong đó xác định sẽ kiên quyết tạm giữ phương tiện đối với những trường hợp sử dụng rượu, bia quá nồng độ quy định.

Bên cạnh những tác hại khi TGGT, việc uống quá nhiều rượu, bia trong ngày tết còn làm gia tăng nguy cơ ngộ độc rượu. Theo thống kê tại nhiều bệnh viện trong cả nước cho thấy, vào thời điểm trước trong và sau tết, số bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc rượu thường tăng vọt, chiếm khoảng 50% tổng số bệnh nhân ngộ độc rượu của cả năm.

Tết Nguyên đán Canh Dần đã đến rất gần, bớt một chén rượu, cốc bia là thêm một niềm vui, niềm hạnh phúc cho gia đình và người thân. Do vậy, mỗi một người dân cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, từ bỏ thói quen ép nhau uống rượu vì vui xuân, đồng thời nghiêm túc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, tự ý thức bảo vệ tài sản, tính mạng của mình; tài sản, tính mạng của những người cùng tham gia giao thông...

Đức Thành 

Các tin khác
Đội cảnh sát giao thông huyện Mù Cang Chải kiểm tra nồng độ cồn đối với những người sử dụng phương tiện tham gia giao thông.

YBĐT - Mời nhau chén rượu, cốc bia, chúc nhau một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, vạn sự bình an đã trở thành một nét văn hoá không thể thiếu của người Việt Nam mỗi độ tết đến xuân về. Tuy nhiên, từ nét văn hoá này cùng với tâm lý chủ quan nên rất nhiều người đã tự cho mình uống thoải mái để rồi sau đó phải chịu những hậu quả khôn lường.

Theo kế hoạch của Bộ Giao thông Vận tải, đợt cao điểm an toàn giao thông phục vụ Tết bắt đầu từ ngày 4/2 (tức 21 tháng Chạp năm Kỷ Sửu) đến hết ngày 18/2/2010 (ngày 5 tháng Giêng năm Canh Dần).

Taxi “dù” không có phù hiệu hoặc phù hiệu không do Sở Giao thông vận tải cấp.

YBĐT - Sinh sau đẻ muộn so với nhiều tỉnh, thành khác, có lẽ taxi “dù” ở Yên Bái “kế thừa” được tương đối nhiều các thủ đoạn luồn lách tinh vi, gây khó dễ cho các lực lượng thanh tra, kiểm tra.

Theo Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, năm qua cả nước đã xảy ra 12.492 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 11.516 người, bị thương 7.914 người; so với năm 2008 giảm 390 vụ (-3,0%), giảm 78 người chết (-0,7%), giảm 152 người bị thương (-1,9%).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục