Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành sau khi sáp nhập

  • Cập nhật: Thứ bảy, 5/4/2025 | 7:57:05 AM

Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) mới nhất, giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành cho đến khi hoàn thành tinh giản, cơ cấu theo vị trí việc làm.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Bộ Tư pháp công bố hồ sơ dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) do Bộ Nội vụ soạn thảo. Dự thảo Luật gồm 8 Chương, 54 Điều; dự kiến được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.

Tại dự thảo Luật mới nhất, Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi khái niệm cán bộ, công chức, trong đó quy định cán bộ, công chức ở Trung ương, ở cấp tỉnh và cấp xã (bỏ cấp huyện). Đồng thời, bỏ Chương V về cán bộ, công chức cấp xã trong Luật hiện hành.

Theo đó, dự thảo Luật thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã, không phân biệt công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh, bảo đảm đúng chủ trương của Đảng về liên thông trong công tác cán bộ.

Cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung điều khoản chuyển tiếp để bảo đảm tính liên tục, không làm ảnh hưởng đến việc phục vụ hoạt động bình thường của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Cụ thể, Điều 53 của dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định: "Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của Luật Cán bộ, công chức hiện hành được giữ nguyên số lượng biên chế cho đến khi hoàn thành việc rà soát, tinh giản, cơ cấu lại và sắp xếp theo vị trí việc làm của chính quyền địa phương; được bảo lưu mức tiền lương hiện hưởng cho đến khi bố trí việc làm mới theo quy định của Chính phủ".

Trong thời hạn 5 năm, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải sắp xếp, tinh giản và cơ cấu lại đội ngũ theo đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt.

Bộ Nội vụ đề xuất Chính phủ xây dựng lộ trình, ban hành quy định từng bước chuyển đổi quản lý theo vị trí việc làm trong thời hạn 5 năm tính từ ngày Luật này có hiệu lực. Trong thời hạn 5 năm, việc quản lý đội ngũ, các nội dung về tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức tiếp tục thực hiện theo quy định của Chính phủ.

(Theo VTC News) 

Các tin khác
Sáp nhập tỉnh, thành cần chọn người đứng đầu có năng lực, tâm thế đổi mới, không cục bộ. Ảnh minh họa

Khi thực hiện sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện, bên cạnh sửa đổi thể chế thì một yếu tố quan trọng để bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là lựa chọn người đứng đầu có tâm thế đổi mới, không cục bộ, không vương vấn lợi ích “chung - riêng”.

Ảnh minh họa

Trung ương đang xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện trong tháng 4/2025. Dự kiến có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện; tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Chính sách tiền lương của cán bộ, công chức thay đổi thế nào sau khi sáp nhập đang được nhiều người quan tâm.

Ông Hoàng Ngọc Út - Bí thư Đảng ủy xã Bình Thuận cho biết sẵn sàng tâm thế xin nghỉ trước tuổi theo Nghị định 178.

Tại tỉnh Yên Bái, nhiều cán bộ, công chức thể hiện tinh thần gương mẫu, đi đầu, sẵn sàng rời vị trí công tác để nhường chỗ cho lớp trẻ.

Trụ sở Thanh tra Chính phủ.

Thanh tra Chính phủ đề xuất dừng hoạt động 12 Thanh tra cấp bộ để chuyển về Thanh tra Chính phủ trước ngày 30/5 tới đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục