Thành phố Yên Bái: Ứng dụng điện thoại thông minh trong quản lý khu dân cư

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/7/2019 | 8:22:19 AM

YênBái - Nhờ có mạng Facebook, Zalo, tổ trưởng dân phố đều thông báo vào nhóm kết bạn với người dân trong tổ để mọi người biết và nắm trước mọi công việc trước khi triển khai, không phải đến từng nhà như trước. Điện thoại thông minh đã trở thành công cụ cực kỳ hữu hiệu cho chỉ đạo, điều hành của không ít tổ trưởng tổ dân phố, đặc biệt sau sáp nhập.

Tổ dân phố số 1, phường Nguyễn Thái Học (thành phố Yên Bái) sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh trong quản lý khu dân cư.
Tổ dân phố số 1, phường Nguyễn Thái Học (thành phố Yên Bái) sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh trong quản lý khu dân cư.

Với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến, có khả năng kết nối với nhiều thiết bị điện tử hiện đại, Smartphone (điện thoại thông minh) giờ đây đã trở thành phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin của một bộ phận không nhỏ người dân.

Việc sử dụng những ứng dụng trên Smartphone thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo, đi kèm đó là Messenger - ứng dụng nhắn tin đa chức năng, cho phép người dùng gửi tin nhắn, hình ảnh, liên kết, video, tài liệu, gọi video miễn phí... đã huy động được sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý xã hội, giữ vững an ninh trật tự địa bàn thành phố Yên Bái.

Ông Lê Xuân Huynh - Tổ trưởng tổ dân phố số 1, phường Nguyễn Thái Học (thành phố Yên Bái) cho hay: "Trước đây, tôi là Tổ trưởng tổ dân phố số 8, quản lý hơn 70 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu. Sau khi thực hiện sáp nhập tổ dân phố, được nhân dân tín nhiệm, tôi tiếp tục được bầu làm Tổ trưởng tổ dân phố số 1 (sáp nhập từ 7 tổ dân phố) với tổng số 315 hộ, hơn 1.300 nhân khẩu. Địa bàn rộng, dân cư đông đúc; có nhiều hộ gia đình, đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh, buôn bán trên địa bàn nên việc quản lý các vấn đề trong khu dân cư gặp không ít khó khăn. Song, nhờ có những ứng dụng thông minh trên điện thoại mà nhiều công việc nay đã được triển khai nhanh gọn, kịp thời đến người dân. Đồng thời, những phản ánh của người dân cũng được chúng tôi nắm bắt đa chiều, đầy đủ hơn”. 

Trước đây, để chuẩn bị triển khai hay thông báo một công việc gì, như: tổ chức họp tổ dân phố, ủng hộ bão lũ, nhắc nhở người dân treo cờ trong dịp lễ, tết, thăm hỏi ốm đau, tổ chức dọn dẹp vệ sinh đường phố… bất kể trời mưa hay nắng, đông hay hè, ông Huynh thường phải đi tới từng nhà, nay nhờ có mạng Facebook, Zalo, ông Huynh đỡ vất vả hơn trước rất nhiều. 

Mọi công việc trước khi triển khai, ông đều thông báo vào nhóm kết bạn với người dân trong tổ để mọi người biết và nắm trước. Thông qua đó, ông cũng nhận được nhiều hơn những ý kiến đóng góp, chia sẻ, phản ánh của người dân để kịp thời giải quyết, báo cáo cấp trên và định hướng tư tưởng, dư luận trong nhân dân. 

Bà Nguyễn Thị Lý - người dân tổ 1, phường Nguyễn Thái Học bày tỏ: "Trước đây, tổ dân phố ít hộ, việc tổ chức họp, sinh hoạt dễ dàng, thuận lợi nên người dân trong tổ hầu hết đều biết nhau. Tuy nhiên, từ khi sáp nhập, việc tổ chức họp, sinh hoạt vẫn diễn ra song vì số lượng hộ dân đông nên phải chia theo nhóm hộ. Bởi vậy, cùng tổ nhưng chúng tôi cũng không thể biết hết nhau, không có cơ hội được thường xuyên giao lưu, trò truyện, chia sẻ với nhau. Nhờ có bác tổ trưởng có sáng kiến thành lập nhóm kết bạn Zalo cho người dân trong tổ mà chúng tôi đã trở nên thân thiết, gần gũi với nhau hơn rất nhiều”. 

Được biết, thời gian gần đây, việc sử dụng những ứng dụng trên điện thoại thông minh để trợ giúp cho công tác quản lý khu dân cư, giữ gìn an ninh trật tự đã trở nên khá phổ biến ở nhiều địa phương trong tỉnh. Thông qua mạng Facebook, Zalo..., các tổ trưởng tổ dân phố, cảnh sát khu vực cũng thành lập nhóm riêng để trao đổi mọi công việc. 

Trong nhóm kết bạn với người dân trong tổ, mọi thông tin về tình hình an ninh trật tự hay những hoạt động liên quan đến đời sống người dân đều được các tổ trưởng tổ dân phố và người dân cập nhật thường xuyên bằng việc chia sẻ những thông tin, video, clip ghi lại trực tiếp từ hiện trường như: tình trạng đổ rác không đúng nơi quy định, tình trạng cây đổ sau mưa bão, tình trạng lấn chiếm hành lang, vỉa hè làm nơi bán hàng hay tình trạng trộm cắp vặt xảy ra ở một số hộ gia đình, cửa hàng kinh doanh, buôn bán... 

Việc vận dụng linh hoạt những ứng dụng trên điện thoại thông minh vào công tác quản lý khu dân cư ở một số xã, phường trên địa bàn thành phố Yên Bái đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, cũng là gợi ý cho một trong những cách thức phù hợp trong quản lý khu dân cư sau thực hiện sáp nhập tổ dân phố, thôn, bản.

Hồng Oanh

Các tin khác
Nhân viên Bưu điện thành phố Yên Bái thực hiện dịch vụ bưu chính công ích

Tỉ lệ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích cao nhất của các sở, ngành, địa phương cũng chỉ 45%; thậm chí 5 sở, ngành không đăng ký dịch vụ này.

Bà Nguyễn Thị Hoa chia sẻ: "Tôi liên hệ chỉnh sửa lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ban đầu rất lo, vì bản thân hay quên trước, quên sau và cứ hỏi tới lui dù đã được hướng dẫn cặn kẽ. Vậy mà cán bộ vẫn vui vẻ, không tỏ thái độ, việc chỉnh sửa không phải chờ lâu mà được giải quyết thỏa đáng, nhanh gọn”.

Thời gian qua, việc xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp đã được tỉnh Yên Bái quan tâm.

Với quyết tâm và biện pháp triển khai, xếp hạng PCI của tỉnh Yên Bái không ngừng tăng, từ năm 2015 đến năm 2018 đã tăng 9 bậc (từ vị trí thứ 51 lên 42/63 tỉnh, thành).Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải quyết liệt để đưa Yên Bái vượt khỏi nhóm có năng lực điều hành mức trung bình.

Người dân đến liên hệ giải quyết TTHC tại BPPVHCC huyện Trạm Tấu.

Từ khi đi vào hoạt động, Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện đã đưa 405 thủ tục hành chính (TTHC) vào giải quyết, giảm 9 thủ tục và cấp xã đã đưa 132 TTHC vào giải quyết, tăng 16 thủ tục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục