Không có bất cứ một căn cứ pháp lý nào, Trương Nhân Tuấn phán bừa, bịa láo rằng: "Điều 331 nội dung mang tính không chính xác giải thích sao cũng được”; và "Người làm luật chưa chắc đã chạy theo kịp sự bùng nổ của Internet, chưa nói gì tới người áp dụng, tức công an. Tư cách gì họ diễn giải luật? chưa nói tới việc áp dụng luật”.
Điều 331 Bộ luật Hình sự 2017 của Việt Nam viết: "Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
Luật quy định rành mạch, rõ ràng như vậy mà Trương Nhân Tuấn mù luật và thiểu năng trí tuệ nên mới bảo "nội dung không chính xác, giải thích sao cũng được”. Cần khẳng định rằng, ở Việt Nam không có bất cứ ai bị xét xử do bày tỏ chính kiến, bảo vệ tự do và nhân quyền chỉ những đối tượng lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, vi phạm pháp luật, tung tin giả, tin xấu độc hòng gây bất ổn tình hình đất nước, gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội, gây hoang mang dư luận… mới bị xử lý theo pháp luật.
Đây là biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân trước những thông tin bịa đặt, sai sự thật, kích động hận thù, bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin chính xác cho công dân. Chỉ những kẻ viết, đăng tải, chia sẻ, bình luận các nội dung xuyên tạc bản chất Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam, phủ nhận thành quả cách mạng của dân tộc, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ XHCN nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động người dân biểu tình, chống chính quyền, đăng tải các tài liệu có nội dung bịa đặt nhằm gây mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền thì đó mới là vi phạm Điều 331 Bộ luật Hình sự 2017.
Điều 331 Bộ luật Hình sự 2017 của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp của nhiều nước. Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 ghi rõ: "Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có thể bị hạn chế bởi pháp luật nhằm: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác. b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe, hoặc đạo đức xã hội”.
Điều 29 Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người khẳng định: "Bắt buộc mọi người tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm bảo vệ việc thừa nhận, tôn trọng quyền của người khác, đáp ứng đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng, phúc lợi chung”.
Ở Mỹ, Đạo luật "Phản loạn” xác định: "Việc viết, in, phát biểu sai sự thật, cố ý chống lại chính quyền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Điều 2385, Chương 115 Bộ luật Hình sự Mỹ viết: "Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh truyền bá và mọi hình thức xúi giục lật đổ, tiêu diệt chính quyền bất cứ cấp nào”. Tối cao pháp viện Mỹ khẳng định: "Tự do ngôn luận không có nghĩa là có quyền bịa chuyện vu khống, phỉ báng cá nhân; Tòa án cho phép chính quyền có quyền ngăn chặn, trừng phạt cá nhân phát ngôn có tính khiêu dâm, phỉ báng, tục tĩu, xúc phạm, gây hấn”.
Đạo luật 1881 của Pháp xác lập giới hạn tự do báo chí, ngôn luận, đưa ra các khái niệm về "tội phạm báo chí ngôn luận”. Bộ luật Dân sự Pháp cấm xâm phạm đời tư cá nhân; Luật Hình sự nước này cấm xuất bản tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia; Luật tự do báo chí Pháp điều chỉnh hành vi tổ chức, cá nhân khi sử dụng mạng Internet.
Nước Anh ban hành "Quy tắc hành nghề cho các nhà cung cấp nền tảng truyền thông xã hội trực tuyến”, cho phép chính quyền: "Xử lý nghiêm những người lợi dụng tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích của chính quyền, tổ chức và cá nhân khác”.
Luật pháp Singapore phạt 100.000 đô la Singapore hoặc 12 tháng tù đối với người đưa tin giả lên mạng xã hội; đồng thời: "Nghiêm cấm có hành vi đi ngược lại lợi ích và ổn định cộng đồng, làm tổn hại sức khỏe, kích động hận thù giữa các nhóm xã hội, làm suy giảm niềm tin của cơ quan chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, quan hệ giữa Singapore với các nước”.
Thực tế cho thấy, dân chủ, nhân quyền là những quyền cơ bản của con người; tuy nhiên, nếu một đất nước mất ổn định chính trị thì cũng không có chỗ cho dân chủ nhân quyền tồn tại. Cuộc chính biến ở Mianmar, Trung Đông, Bắc Phi… là minh chứng nhãn tiền.
Bởi vậy, để bảo vệ được nền hòa bình, ổn định đang có, giữ lấy cuộc sống bình yên cho nhân dân yên ổn làm ăn, đất nước phát triển thì Nhà nước phải dẹp loạn, xử lý nghiêm những kẻ lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá đất nước, xâm phạm quyền của tổ chức và cá nhân khác.
Điều 331 Bộ luật Hình sự 2017 rất rõ ràng, chuẩn mực, phù hợp với thông lệ quốc tế và tương đồng với luật pháp của nhiều nước. Trương Nhân Tuấn và những kẻ chống phá đừng hòng xuyên tạc, lập lờ đánh lận con đen để mưu toan bênh vực, gỡ tội cho những kẻ phạm pháp bị xử lý theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2017.
Trương Nhân Tuấn thừa nhận Việt Nam có 80% dân số sử dụng Internet, nhưng trên thực tế chỉ có một số rất ít những kẻ vi phạm pháp luật bị xử lý, còn 80 triệu người sử dụng mạng xã hội vào mục đích chính đáng, lương thiện, có trách nhiệm có ai bị xử lý không? Lời nói đối lập với sự thật là hành vi ngu xuẩn, tự vả vào miệng mình của Trương Nhân Tuấn.
Nực cười hơn là Trương Nhân Tuấn "điếc không sợ súng”, dám coi thường Công an Việt Nam, từ hải ngoại đánh võ mồm qua bàn phím thôi chứ thử về Việt Nam xem! Công an Việt Nam được đào tạo chính quy, trang bị hiện đại, thường xuyên cập nhật nội dung mới bổ sung của các bộ luật, họ đã giữ cho đất nước này bình yên được quốc tế công nhận "là nơi an toàn, hòa bình nhất thế giới, không có khủng bố”.
Những kẻ làm tay sai cho tổ chức khủng bố Việt Tân như Trương Nhân Tuấn chắc chắn không có chốn nương thân khi về Việt Nam. Vậy mà, y dám nói: "Công an có tư cách gì diễn giải luật, chưa nói áp dụng luật?”. Trương Nhân Tuấn có giỏi thì về Việt Nam xem họ có tư cách gì?
Nhất Tâm