Chuyện sẽ chẳng có gì phải bàn nếu chỉ có thế nhưng Nhã Duy "bình thơ” đâu phải để bình mà cái đích chính là mượn thơ để xuyên tạc, trắng trợn hướng lái dư luận khi y viết: "Trời còn để có hôm nay" nhìn ở quan điểm chính trị nào thì cũng khó phủ nhận là chính sách ngoại giao của những tổng thống Mỹ kể trên đã giúp cho Việt Nam có được sự phát triển như hiện nay”.
Nhã Duy nhắm mắt trước sự thật hay nằm trong quan tài suốt nửa thế kỷ qua nên không biết Việt Nam đã làm những gì để có ngày hôm nay? Trong việc phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước nói chung, với Mỹ nói riêng đâu phải cứ "há miệng chờ sung” sẽ có người đem "lòng tốt” ban phát cho chúng ta? Việt Nam đã phấn đấu không mệt mỏi, bứt phá vươn lên tự khẳng định giá trị, vị thế của mình mới được Mỹ và các nước nhận thấy có lợi ích khi hợp tác và tăng cường quan hệ với Việt Nam.
Việt Nam phát triển như hôm nay là nhờ đường lối đổi mới đúng đắn cùng với sự phấn đấu vô cùng gian khổ của toàn Đảng, toàn dân chứ đâu phải là "nhờ chính sách ngoại giao, công ơn mưa móc của mấy đời tổng Thống Mỹ” như Nhã Duy bịa đặt.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong bài phát biểu khi công bố nâng cấp quan hệ ngoại giao lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ tại Hà Nội đã nói: "Tôi vô cùng tự hào về cách thức mà hai quốc gia và nhân dân hai nước chúng ta đã tiến hành xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau để có thể xử lý các hậu quả đau đớn mà cuộc chiến tranh để lại cho cả hai dân tộc chúng ta.
Ngày hôm nay chúng ta có thể nhìn lại chặng đường giữa 2 nước từ xung đột đến bình thường hóa và việc nâng cấp mối quan hệ đó lên tầm cao mới sẽ là một động lực cho thịnh vượng và an ninh tại một trong những khu vực quan trọng nhất thế giới…
Một lần nữa tôi xin cảm ơn ngài Tổng Bí thư, Việt Nam là một quốc gia quan trong trên thế giới và trong khu vực”. Win Ston Chur Chill đã nói: "Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn bè vĩnh cửu, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là vĩnh viễn”.
Với truyền thống 4.000 năm chống ngoại xâm không ngừng nghỉ để tồn tại, Việt Nam quá hiểu điều đó. Chúng ta không đem lòng thù oán mãi chuyện đã xảy ra dù lỗi thuộc kẻ khác bởi dân tộc Việt Nam có truyền thống hòa hiếu và nhân cách cao thượng: "Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”.
Cha ông ta đã từng đúc tượng bằng vàng đền cho kẻ đến cướp nước ta bị tiêu diệt cốt để thanh bình cõi biên cương, yên ổn làm ăn thì nay sao lại không trải thảm đỏ đón người từng là cựu thù muốn trở lại làm bạn, hợp tác làm ăn cùng có lợi, góp phần cho hòa bình ở khu vực và thế giới? Nhưng có phải tự dưng Việt Nam có được sức hút để các nước, nhất là các nước lớn mong muốn có quan hệ ở cấp cao với Việt Nam?
Sau gần 50 năm ra khỏi chiến tranh nếu chúng ta vẫn nghèo, chúng ta không có đường lối đối ngoại đúng đắn thì không bao giờ có được thành quả như hôm nay. Chính thực lực và vị thế mới đã đưa Việt Nam lên tầm cao mới.
30 năm trước, ta còn phải loay hoay thể hiện thành ý để mở rộng quan hệ ngoại giao và nâng cấp quan hệ với các nước thì đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ chính thức với 193/195 nước thành viên Liên Hiệp Quốc, là Đối tác chiến lược toàn diện với 5 quốc gia (trong đó có 3 nước là Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc): với Trung Quốc năm 2008, với Nga năm 2012, Ấn Độ năm 2016, Hàn Quốc năm 2022 và Hoa Kỳ năm 2023. Sau Mỹ có thể sẽ có một số nước nữa muốn nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.
Về quan hệ kinh tế, năm 1995 tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ là 450 triệu USD thì năm 2022 đã đạt 123 tỷ USD, thương mại hai nước tăng trưởng tới hơn 173 lần. Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ và là đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ trong ASEAN và từ 2022, Mỹ trở thành thị trường 100 tỷ USD của Việt Nam. Mỹ có 11 tỷ USD đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thì Việt Nam cũng có 4 tỷ USD đầu tư vào Mỹ, tạo hàng nghìn việc làm cho người Mỹ.
Việt Nam không phát triển, không có hàng hóa thì lấy gì để trao đổi, giao thương để hai nền kinh tế cần đến nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau? nếu ta đói nghèo làm không đủ ăn thì liệu Mỹ có cần đến Việt Nam không?
Có được những kết quả đó là do Việt Nam đã thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, bảo đảm tối đa lợi ích quốc gia dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng. Việt Nam đã ký 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 3 FTA thế hệ mới tiêu chuẩn rất cao.
Thấu hiểu nỗi đau chiến tranh, là dân tộc yêu chuộng hòa bình, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng "4 không”: "Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống lại nước kia, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế” nên được cả thế giới mến mộ.
Từ nước nghèo nhất thế giới, bị chiến tranh tàn phá gần như hủy diệt, ngày nay Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 40 của thế giới và ở trong tốp 20 quốc gia có nền kinh tế thương mại lớn nhất thế giới, được các tổ chức quốc tế đánh giá sức mạnh quốc phòng năm 2023 tăng 6 bậc, xếp thứ 19/195 quốc gia, là một trong 15 quốc gia đáng sống nhất.
Thành tựu đó là nỗ lực phi thường của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính những thành tựu phát triển kinh tế xã hội, chính trị ổn định, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã tạo động lực và sức hấp dẫn để các nước đến với Việt Nam vì lợi ích của họ như người Việt Nam thường nói: "hữu xa tự nhiên hương” chứ đâu phải "nhờ ơn chính sách ngoại giao của các tổng thống Hoa Kỳ” như Nhã Duy bẻ lái xuyên tạc.
Một kẻ như Nhã Duy chuyên bám theo các sự kiện ở Việt Nam để viết bài cho các trang mạng phản động kiếm sống có khác gì loài ve chó cắn trộm hút máu sống qua ngày mà lại đi học đòi "bình thơ”, lẩy Kiều thì thật nực cười! Trò bẩn đó chỉ càng phơi bày bộ mặt bỉ ổi, đê tiện của Nhã Duy chứ không lừa được ai.
Nhất Tâm