Góp ý vào Dự thảo Báo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX

Quyết liệt hơn mục tiêu bảo vệ môi trường

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/7/2020 | 8:17:16 AM

YênBái - “Phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” là cụm từ đưa ra trong chủ đề Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tôi hiểu là, yếu tố sống “xanh” trong một môi trường sống tốt hơn đã được Đảng bộ tỉnh Yên Bái hết sức quan tâm trong nhiệm kỳ tới.

Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn là góp phần đắc lực bảo vệ môi trường sống (Ảnh minh họa)
Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn là góp phần đắc lực bảo vệ môi trường sống (Ảnh minh họa)

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh đánh giá kết quả trong nhiệm kỳ qua là: ”Tăng cường quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu”. 

Cụ thể là tích cực, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai theo kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi phòng, chống thiên tai, bão lũ...; thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại dân cư, bảo đảm cuộc sống an toàn cho nhân dân vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Thực tế, môi trường sống, phát triển xanh là câu chuyện của nhiều năm qua, nhất là trong 5 năm gần đây với những trận mưa lũ kinh hoàng. Những trận lũ ống, lũ quét làm hàng chục người chết và mất tích, thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng đã để lại những bài học kinh nghiệm. 

Hậu quả rõ ràng và nguyên nhân được chỉ ra là do hiện tượng thời tiết cực đoan, do biến đổi khí hậu, song cũng có những căn nguyên sâu xa, gốc dễ chính là từ công tác bảo vệ rừng đầu nguồn. 

Liên tưởng về câu chuyện "hài hước” tuyên truyền trồng rừng, diễn giả cầm cốc nước đổ lên đầu 2 đại biểu, một người nhiều tóc, một người nhẵn nhụi hơn rồi khẳng định: Nếu đồi núi không có cây rừng thì nước sẽ chảy tuột xuống, không giữ được nước cho tưới tiêu và sinh hoạt... Với địa hình của tỉnh Yên Bái, thì liên tưởng này cũng đáng suy nghĩ. Ở miền núi thì lũ ống, lũ quét; ở vùng thấp thì ngập úng cục bộ do đô thị hóa, thiếu các hồ chứa khi mưa to kéo dài.

Tôi đồng tình với Dự thảo Báo cáo chính trị nêu dự báo thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, nặng nề; đồng thời, chỉ ra mục tiêu, "bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Chỉ tiêu thứ 17 về môi trường đưa ra là "Duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng 63%”. 

Cũng rất mừng, trong 5 chương trình trọng điểm nêu cũng có tới 3 chương trình liên quan đến môi trường đó là kinh tế lâm nghiệp, du lịch xanh; đặc biệt đã nêu "Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên cơ sở phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội cũng đã nêu: "...

Phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu: kinh tế - xã hội, môi trường... Ban hành chính sách đặc thù đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, giao đất, giao rừng, nâng gấp đôi giá dịch vụ bảo vệ rừng đi cùng với nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, đời sống người dân ổn định và khá lên từ rừng; quản lý chặt chẽ, bảo vệ, khoanh nuôi và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường...”.

Tôi cho rằng: "... quản lý chặt chẽ, bảo vệ, khoanh nuôi và phục hồi rừng tự nhiên...” có thể coi là nhiệm vụ, giải pháp căn cơ, nhưng phải tránh tư duy nhiệm kỳ và đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc; đồng thời, giám sát chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả nguồn đầu tư cũng như chất lượng rừng. Quá trình đô thị hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải coi trọng đánh giá tác động môi trường, tạo cảnh quan và thực sự "Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế!” như Thủ tướng Chính phủ đã từng phát biểu.

Lý Quang (Yên Thịnh, thành phố Yên Bái)

Tags Yên Bái phát triển xanh bảo vệ môi trường

Các tin khác

Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng lao động - đó là những mong muốn của các đảng viên Đỗ Nhân Đạo, Nguyễn Thị Ngà đóng góp vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ông Hứa Trọng Đức - Bí thư Chi bộ thôn Nà Ké, xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình và Ông Phạm Mai Liêu - Bí thư Chi bộ tổ dân phố 11, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái góp ý vào mục tiêu sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị và xã hội hóa các nguồn lực xây dựng hệ thống giao thông

Đồng chí Hà Ngọc Văn - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT phát triển chính quyền điện tử hướng tới Đồng chí Hà Ngọc Văn- Giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng chính quyền số và nền kinh tế số, thích ứng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo định hướng nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đồng bào vùng cao nắm bắt thông tin tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng trên ấn phẩm của Báo Yên Bái.

Để thực hiện mục tiêu mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo 4% trong giai đoạn 2020 - 2025, cấp ủy, chính quyền các địa phương cần thực hiện nghiêm túc việc rà soát, lập danh sách thoát nghèo đối với từng hộ, đảm bảo công khai, minh bạch; phân loại cụ thể hộ nghèo theo nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục