Tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/5/2016 | 8:19:27 AM

Căn cứ Điều 64 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, thời gian tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử được tiến hành từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử (ngày 27/4) và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7 giờ ngày 21/5).

Đồng bào dân tộc Mông xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên xem danh sách cử tri niêm yết tại Nhà văn hóa.
Đồng bào dân tộc Mông xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên xem danh sách cử tri niêm yết tại Nhà văn hóa.

Người ứng cử thực hiện vận động bầu cử bằng các hình thức gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử; thông qua phương tiện thông tin đại chúng.

Đây là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc cử tri hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng để người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nhằm thực hiện trách nhiệm đại biểu nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân và trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm; tạo điều kiện để cử tri tiếp xúc với người ứng cử, hiểu rõ hơn người ứng cử; trên cơ sở đó cân nhắc, lựa chọn, bầu những người đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng Nhân dân.

Việc vận động bầu cử phải đảm bảo nguyên tắc tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử.

Hướng dẫn tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ngày 19/4 nêu rõ Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị (các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị quân sự, công an) và cử tri ở địa phương.

Trường hợp đặc biệt, do điều kiện khách quan mà ban thường trực ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh không thể trực tiếp chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử nào thì phải có văn bản đề nghị chủ tịch ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp huyện chủ trì, tuy nhiên ban thường trực ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh vẫn phải cử cán bộ của mình tham dự hội nghị tiếp xúc nhằm chủ động nắm tình hình và bảo đảm cho hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử được thực hiện an toàn, đúng luật.

Ban thường trực ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã chủ trì phối hợp với ủy ban nhân dân cùng cấp tại đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình. Thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri ở địa phương...

Sau hội nghị tiếp xúc cử tri, ban thường trực ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 66, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và gửi ngay báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để kịp thời tổng hợp báo cáo ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV.

Thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, từ ngày 4/5, các địa phương bắt đầu tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử; trong đó mở đầu là các đại biểu ứng cử tại đơn vị quận Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ), thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) và các đơn vị bầu cử tại các tỉnh, thành Hậu Giang, Đà Nẵng, Đắk Nông, Bình Dương...

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Các chiến sĩ kiểm tra lần cuối cùng các vật dụng phục vụ bầu cử để đưa ra đảo.

Sáng 5/5, hai tàu hải quân thuộc Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) rời quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa lên đường ra Trường Sa để làm nhiệm vụ triển khai sớm công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Danh sách và tiểu sử ứng cử viên đại biểu Quốc hội được đăng trên báo Yên Bái từ ngày 29/4/2016.

YBĐT - Từ ngày 9 đến 14/5, Ủy ban (MTTQ) tỉnh Yên Bái phối hợp với Ủy ban Bầu cử tỉnh, các đơn vị bầu cử và các cơ quan, tổ chức có liên quan  tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016-2021 thực hiện quyền vận động theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra việc niêm yết danh sách cử tri tại các khu vực bỏ phiếu.

YBĐT - Với quyết tâm thực hiện thành công tốt đẹp cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, xã Tân Nguyên (Yên Bình) đã chủ động thực hiện chỉ đạo của cấp trên về việc thành lập Ủy ban Bầu cử xã.

Lãnh đạo xã Trung Tâm (Lục Yên) kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử.

YBĐT - Những buổi tuyên truyền về ngày bầu cử đã được Đài truyền thanh xã Trung Tâm (Lục Yên) thực hiện thường xuyên. Với một xã có 85% người dân tộc sinh sống, nhiều thôn cách xa nhau, đi lại khó khăn, việc tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã đã mang lại những hiệu quả thiết thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục