Đại biểu của dân phải hội tụ đủ cả tâm và tầm

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/5/2016 | 9:51:41 AM

YBĐT - Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đang đến gần. Đây là sự kiện chính trị lớn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân. Sau đây là những kỳ vọng mà cử tri gửi gắm tới các ứng cử viên.

Cử tri Nguyễn Thị Kim Lý - tổ 53, khu dân cư Trần Phú, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái:

Tôi rất phấn khởi được thực hiện quyền bỏ phiếu để lựa chọn ra những người có đức, có tài để phụng sự Tổ quốc. Điều mà tôi quan tâm là khi lựa chọn đại biểu, trước hết, phải chọn những người có tư cách, phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, là tấm gương cho mọi người học tập, noi theo. Đạo đức được thể hiện không chỉ trong lời nói mà trong cả hành động, trong công việc cụ thể được giao; nói không với tham nhũng, tham ô, quan liêu, lãng phí và đạo đức cả trong việc tiếp dân, trong sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú...

Bởi vì, con người dù tài năng, trình độ học vấn có cao đến đâu đi nữa, nhưng nếu thiếu phẩm chất đạo đức thì không thể xứng đáng là người đại biểu của nhân dân, là người đại diện tiếng nói của nhân dân.

Cử tri An Xuân Hòa - Khu dân cư Hồng Thắng, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái

Về tiêu chuẩn đại biểu, tôi cho rằng, cán bộ cần hội tụ đủ cả tâm và tầm. Cái tâm đối với cán bộ thời nào cũng cần và cái tầm cũng vậy, nhất là trong thời kỳ đất nước chúng ta đang xây dựng, phát triển mạnh mẽ trên cơ sở hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế.

Cái tầm ở đây, đòi hỏi cán bộ phải biết nhìn xa trông rộng, có tư duy chiến lược trước mỗi nhiệm vụ, công việc được giao. Tầm mà không tới thì việc không trôi, hiệu quả không cao và không thể bền vững. Bởi vậy, theo tôi, đại biểu của dân, vì dân, giúp đất nước phát triển phải là người tài. Tôi kỳ vọng cuộc bầu cử lần này sẽ chọn được những đại biểu xứng đáng với hai chữ “tâm, tầm”.

Ông Hoàng Trí Thức, khu dân cư Yên Thắng, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái:

Tại các nhà văn hóa khu dân cư vừa qua đã diễn ra các cuộc tiếp xúc của ứng cử viên với cử tri. Điều đặc biệt là cử tri gồm nhiều lứa tuổi đến dự rất đông. Điều đó thể hiện ý thức làm chủ, ý thức chính trị - xã hội của cử tri rất cao. Tất cả đều chung mong muốn được biết những thông tin về người đại diện của mình, để gửi gắm lòng tin vào vai trò, trách nhiệm của những vị được bầu vào Hội đồng nhân dân các cấp. Song, cũng qua buổi tiếp xúc này, tôi có đôi điều mong được trao đổi:

Thứ nhất là, có một số ứng cử viên từ nơi khác được phân bổ đến khu vực bầu cử của chúng tôi, mọi cử tri chỉ được nghe giới thiệu cơ bản về lý lịch, học vị, chức vụ. Như vậy, cử tri rất khó nhận xét về tín nhiệm của ứng cử viên. Bởi lẽ, muốn nói về tín nhiệm của các ứng cử viên này, cử tri phải nắm được cụ thể công việc của ứng cử viên đã làm thời gian qua tại địa phương, cơ quan.

Thứ hai là, hầu hết các ứng cử viên đều đã có lời hứa là, nếu được bầu vào Hội đồng nhân dân và tham gia vào chính quyền thì sẽ toàn tâm, toàn trí, phấn đấu đem hết sức mình phục vụ nhân dân... Là một cử tri, tôi rất tin tưởng những lời hứa của các ứng cử viên. Tuy nhiên, tôi mạnh dạn đề xuất rằng, sau khi bầu cử xong, mặt trận Tổ quốc các cấp nên in ấn các văn bản lời hứa của các vị trúng cử gửi về các cụm dân cư để mọi cử tri tiện theo dõi việc thực hiện lời hứa qua việc làm, việc thực hiện nhiệm vụ đối với nhân dân.

Cử tri Lý Thị Mùi (dân tộc Dao)- thôn 7, xã Khánh Hòa (Lục Yên)

Đây là lần thứ 2 tôi được tham gia thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. Tôi rất phấn khởi vì đã được tiếp cận đầy đủ các tài liệu tuyên truyền về cuộc bầu cử ĐBQH và HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021 ngay tại Nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn. Qua học tập, nghiên cứu về Luật Bầu cử ĐBQH và HĐND, tôi thấy việc giới thiệu những người ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp đảm bảo đúng quy trình, dân chủ, đúng Luật; việc tổ chức hội nghị hiệp thương lần 1, lần 2, lần 3 đảm bảo dân chủ, đúng Luật định.

Được tham gia hội nghị lấy ý kiến nhận xét với những người ứng cử đại biểu HĐND xã, HĐND huyện tại nơi cư trú, cử tri chúng tôi đã trực tiếp nhận xét những ưu điểm, nhược điểm đối với những người ứng cử đại biểu HĐND huyện, đại biểu HĐND xã để họ biết và phát huy ưu điểm của mình, khắc phục nhược điểm, để khi trúng họ sẽ công tác phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân tốt hơn.

Quỳnh Nga - Cao Chính (thực hiện)

Các tin khác
Đồng chí Giàng A Chu - Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIII trao đổi với các ứng cử viên ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016-2021.

YBĐT - Chiều 8/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai tuyên truyền vận động bầu cử cho người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2016-2021.

Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Dương Văn Thống kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại thôn Ngòi Kè, xã Bảo Ái

YBĐT - Thực hiện chương trình công tác, sáng 8/5, đồng chí Dương Văn Thống - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh Yên Bái đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021 tại Ban bầu cử số 8 (gồm các xã Bảo Ái, Tân Nguyên, Mông Sơn, Cẩm Ân) và xã Đại Đồng, huyện Yên Bình.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh với nữ đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII tại Kỳ họp thứ 15.

YBĐT- Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã giới thiệu được 48 cán bộ, hội viên phụ nữ có nhiều tiềm năng tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XIV, đại biểu HĐND tỉnh khoá XVIII nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tỷ lệ đại biểu nữ ứng cử ĐBQH là 60%.

YBĐT - Qua 3 vòng hiệp thương, huyện Văn Chấn đã chốt danh sách 813 ứng cử viên HĐND cấp xã, 69 ứng cử viên HĐND cấp huyện. Huyện đã niêm yết danh sách các ứng cử viên và danh sách cử tri tại 232 khu vực bầu cử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục