Đổi thay bên bến Âu Lâu

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/5/2019 | 4:19:45 PM

YênBái - Bến Âu Lâu được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2012. Phát huy những giá trị lịch sử 65 năm trướci, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Âu Lâu đã và nỗ lực, tiếp tục đổi mới để xứng đáng với sự hy sinh của lớp thế hệ cha anh đi trước, viết tiếp trang sử vẻ vang trong công cuộc xây dựng tỉnh Yên Bái ngày một phát triển.

>>> Huyền_thoại_Bến_Âu_Lâu

Do có vị trí đặc biệt, nối thị xã Yên Bái (trước đây) với quốc lộ 13A (nay là quốc lộ 37) nên bến phà Âu Lâu được xác định là nút giao thông cực kỳ quan trọng để vận chuyển quân lương từ các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ lên mặt trận Biện Biên Phủ. 65 năm trước, từ bến phà này, các vũ khí hạng nặng như: pháo mặt đất, pháo cao xạ, ô tô chở đạn dược, khí tài quân sự cùng bộ đội, dân công hỏa tuyến lần lượt nối nhau vượt sông Hồng dưới mưa bom bão đạn lên chiến trường Điện Biên Phủ.


65 năm trước, từ bến phà Âu Lâu đã có hơn 25 ngàn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm vượt sông được vận chuyển vào chiến trường.

"Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” là khẩu hiệu, là mục tiêu mà bất cứ mỗi người dân nào ở Yên Bái, Âu Lâu cũng đều thực hiện. Đã có trên 3 vạn bộ đội, dân công qua sông an toàn, đã có 25 ngàn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực thực phẩm vượt sông được vận chuyển vào chiến trường. Đó là những đóng góp xứng đáng về cả nhân lực, vật lực của quân và dân Yên Bái, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Thôn Cống Đá, xã Âu Lâu là một trong những thôn tiêu biểu trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cả thôn có 177 hộ thì có tới 120 hộ có mức sống khá giả, thu nhập trên 200 triệu đồng/ hộ /năm. Thu nhập bình quân của người dân trong thôn đạt 25 - 30 triệu đồng/người/ năm. Chỉ còn 6 hộ nghèo, đây là thôn có ít hộ nghèo nhất của xã Âu Lâu.


Tượng đài trên Bến Âu Lâu lịch sử nằm trên địa bàn xã Âu Lâu và phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái.

Vươn lên từ vùng đất ven đô không ít khó khăn, xã Âu Lâu đang thay da đổi thịt từng ngày với "điện, đường, trường, trạm” khang trang; tỷ lệ hộ khá, giàu nhờ phát triển kinh tế gia đình đang đứng tốp đầu của thành phố. Âu Lâu là một trong ba xã đầu tiên của thành phố Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2017. 

Những mảnh đất hứng đạn bom giờ xanh vùng rau chuyên canh, đường sạch đẹp, lớp lớp nhà xây kiên cố. Tính đến hết quý I/ 2019, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 35 triệu đồng/năm; cả xã chỉ còn 78/1407 hộ nghèo, chiếm 6,06%. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường vững mạnh trên tất cả các mặt.

Bên tượng đài Bến Âu Lâu là phố xá sầm uất của phường Nguyễn Phúc. Bên kia sông, một nông thôn mới đã hiện hữu, bừng  lên sức sống. Phát huy những giá trị lịch sử 65 năm trước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Âu Lâu đã và đang nỗ lực, tiếp tục đổi mới để xứng đáng với sự hy sinh của lớp thế hệ cha anh đi trước, viết tiếp trang sử vẻ vang trong công cuộc xây dựng tỉnh Yên Bái ngày một phát triển.

Thu Trang - Quyết Thắng


 


 


Tags Âu Lâu Bến phà Yên Bái Điện Biên Phủ

Các tin khác

Chiến thắng sông Thao ngày 19/5/1949 và Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới, kết thúc chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Người dân dâng hương, hoa viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Sáng 7/5, hàng ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc đã về nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để tỏ lòng thành kính đối với vị Tổng tư lệnh trong chiến dịch Điện Biên năm xưa.

Các cựu TNXP bên Tượng đài Thanh niên xung phong tại ngã ba Cò Nòi (Sơn La).

Những bài học lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cùng với bộ đội và đồng bào các dân tộc, lực lượng thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp mồ hôi, công sức vào thắng lợi chung của đất nước.

21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng các loại ô tô, tàu, thuyền, lừa, ngựa… ngày đêm vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược lên mặt trận Điện Biên Phủ. Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên chiến thắng.

Trong những năm tháng chiến tranh đầy gian khổ, vượt lên trên sự nguy hiểm đến tính mạng, sự thiếu thốn về vật chất, dù sức vóc nhỏ bé, phụ nữ Việt Nam luôn có mặt và góp phần quan trọng vào các thắng lợi của nhiều chiến dịch, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục