Những địa danh lịch sử của Chiến thắng Tây Bắc

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/10/2022 | 3:52:29 PM

YênBái - Chiến thắng Nghĩa Lộ đã góp phần làm tiền đề, cơ sở vững chắc cho quân và dân ta tiếp tục tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chiến thắng có tính quyết định buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta. Đây sẽ mãi là mốc son chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là niềm tự hào của nhân dân Nghĩa Lộ, nhân dân Yên Bái nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung.


Trong Chiến dịch Tây Bắc cách đây hơn 70 năm, Khu Di tích Lịch sử cấp quốc gia Căng - Đồn Nghĩa Lộ là một trong những cứ điểm quan trọng thuộc Tiểu khu Nghĩa Lộ. Với vị trí chiến lược nằm ở phía Tây Nam của cánh đồng Mường Lò, cứ điểm Nghĩa Lộ phố khi ấy được xây dựng rất kiên cố với nhiều lô cốt, ụ súng, hệ thống hầm ngầm, hàng rào tre và dây thép gai bao quanh. Với địa thế hiểm trở, lực lượng đông, trang bị hiện đại lại có vành đai là các các tiền đồn bảo vệ xung quanh, đây là căn cứ quân sự quan trọng của thực dân Pháp.


Khu Di tích Lịch sử cấp quốc gia Căng - Đồn Nghĩa Lộ là địa danh lịch sử quan trọng trong Chiến dịch Tây Bắc.

Đúng 8 giờ sáng 18/10/1952, quân ta đã giải phóng hoàn toàn khu vực Nghĩa Lộ. Dấu ấn chói lọi trong lịch sử Nghĩa Lộ đã được tạo nên từ quyết định của Trung ương Đảng khi đánh vào Căng - Đồn để bước đầu tiên giải phóng Nghĩa Lộ, mở đường cho quân ta sang phòng tuyến sông Đà, góp phần không nhỏ cùng toàn quân và dân ta làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ  "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". 

 
Thu Trang - Mạnh Cường

Tags địa danh lịch sử Chiến thắng Tây Bắc

Các tin khác
Đồng chí Trần Công Ứng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh thăm và tặng quà cho chiến sỹ Điện Biên Nguyễn Văn Thao.

Sáng 18/4, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), đồng chí Trần Công Ứng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Yên Bái cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà các gia đình liệt sỹ và các chiến sỹ tham gia chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh kiểm tra và chỉ đạo công tác tu bổ, tôn tạo tại Di tích lịch sử quốc gia Đèo Lũng Lô

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 -07/5/2024), ngành văn hóa - thể thao và du lịch Yên Bái đã và đang triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Lâm Tới - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh!

Tác phẩm Đại tướng chơi piano bên người vợ yêu quý. (Ảnh TTO)

"Tiếng đàn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tiếng đàn cuộc đời với những nốt thăng, nốt trầm, nốt trắng, nốt đen. Ông là người chơi đàn với cuộc đời giỏi nhất mà tôi từng gặp". Ca khúc "Tiếng đàn” đã được cất lên trên Truyền hình Việt Nam suốt từ ngày 7/10/2013 (tức chỉ sau 3 ngày Đại tướng mất) nhưng đến hôm nay khi được lắng lòng nghe lại ca từ, giai điệu ấy, dù đã 11 năm trôi qua, lòng tôi vẫn mênh mang, tràn đầy cảm xúc về người cầm quân huyền thoại của Chiến dịch Điện Biên lịch sử.

Quân ta tấn công vị trí phía Bắc sân bay Mường Thanh, tiêu diệt một đại đội của địch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, Tổng Quân ủy quyết định sử dụng một số trung đoàn của Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 tiến công Cứ điểm 105 (Huguette 6) ở phía bắc Sân bay Mường Thanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục