Niềm hạnh phúc vô bờ

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/12/2022 | 2:57:31 PM

Ngoại ô Moskva, ngày thứ bảy cuối cùng của năm 1972. Tuyết phủ trắng nơi bệ cửa sổ. Ngoài đường, đèn điện trang hoàng, lấp lánh chào năm mới. Trong nhà, ông Nikolai Kolesnik (N.Cô-le-xơ-nhích) bật đài, nghe một bản tin ngắn: Mỹ thất bại trong cuộc tập kích đường không chiến lược ở Việt Nam. Đó thật sự là những gì ông Kolesnik (trong ảnh) chờ đợi.

Ông Kolesnik mừng vui khôn xiết. Không khí lễ hội như càng thêm rạo rực. Ông và những người bạn thông báo cho nhau, rồi cùng chúc mừng chiến thắng của quân đội nhân dân Việt Nam trong trận "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” lịch sử. Từ xa, ông muốn hòa cùng niềm vui chiến thắng với người dân Việt Nam. Ngày hôm đó với ông Kolesnik là ngày vô cùng đáng nhớ. Bạn bè chúc mừng ông, vì biết rằng trong chiến thắng này, có phần đóng góp của các chuyên gia Liên Xô (trước đây).

Năm 1965, với nhiều kinh nghiệm tích lũy khi phục vụ đơn vị tên lửa phòng không quân đội Liên Xô, ông Kolesnik được đề nghị tham gia hỗ trợ quốc tế cho Việt Nam. Ông đồng ý không chút do dự. Trong nhóm chuyên gia quân sự của Liên Xô hỗ trợ Việt Nam đẩy lùi cuộc xâm lược của Mỹ, có nhiều chỉ huy đơn vị tên lửa phòng không.

Quãng thời gian gần một năm công tác tại Việt Nam in hằn và sống mãi trong trái tim người lính Kolesnik. Tiểu đoàn tên lửa 61 (Trung đoàn 236) mà ông tham gia phục vụ đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Hỗ trợ đẩy lùi không quân Mỹ xâm lược Việt Nam, ông Kolesnik cùng các chuyên gia Liên Xô có niềm tin mãnh liệt rằng, họ đang thực hiện một sứ mệnh cao cả và xứng đáng.

Năm 1966, trở lại quê nhà sau chuyến công tác, ông Kolesnik vẫn hướng về chiến trường ở Việt Nam. Ông nhớ rõ tháng 12/1972, Mỹ thực hiện những nỗ lực cuối cùng nhằm phá vỡ hệ thống phòng không ở miền bắc Việt Nam để đạt bước ngoặt trong chiến tranh. Quân Mỹ lên kế hoạch cẩn thận cho chiến dịch "Linebacker II”, bắn phá Hà Nội, Hải Phòng, đường mòn Hồ Chí Minh... Để đạt mục tiêu, Mỹ đã giáng xuống miền bắc Việt Nam toàn bộ sức mạnh của lực lượng không quân và không quân hải quân.

Tuy nhiên, hệ thống phòng không của Việt Nam với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô đã hiên ngang đứng vững trong cuộc đọ sức kéo dài 12 ngày đêm rực lửa. 81 máy bay Mỹ bị hắn hạ, trong đó có 34 pháo đài bay B-52. Tổn thất nặng nề trong trận "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, nhà cầm quyền Mỹ phải xuống thang, đề nghị phía Việt Nam trở lại bàn đàm phán Paris, chuẩn bị ký kết Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Ông Kolesnik phân tích, các mục tiêu chiến lược của quân đội Mỹ ở Việt Nam là rất rõ ràng. Thứ nhất, lấy Việt Nam làm gương nhằm làm suy yếu các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latin. Thứ hai là thử nghiệm tại Việt Nam các biện pháp, phương tiện chiến tranh xâm lược hiện đại, đồng thời là nơi diễn tập cho một cuộc chiến tranh thế giới lớn. Nhưng rồi người Mỹ phải xấu hổ rời Việt Nam.

Niềm vui nối tiếp niềm vui, từ khi đế quốc Mỹ thất bại trong trận "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” đến ngày 27/1/1973, khi Hiệp định Paris được ký kết. Nhớ lại mốc đặc biệt đó, ông Kolesnik nhấn mạnh, cả thế giới hoan nghênh việc chấm dứt cuộc xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiệp định năm 1973 cũng cho thấy thất bại hoàn toàn của Mỹ trong cuộc chiến này. Đối với nhân dân Liên Xô, nhất là với những người trực tiếp giúp đỡ Việt Nam đẩy lùi cuộc xâm lược của Mỹ, đó là ngày lễ thật sự. "Mọi người ai cũng hạnh phúc. Cả gia đình, đồng nghiệp tôi…”, ông Kolesnik nhớ lại.

Trong vai trò Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam, bằng một tình cảm ấm áp, ông Kolesnik luôn nhớ về những người bạn Việt Nam. Bộ đội Việt Nam và những chuyên gia Liên Xô đã cùng nhau chia sẻ niềm vui chiến thắng và cả mất mát trong những năm tháng khó khăn. Nhiều năm sau chiến tranh, họ may mắn gặp lại, những kỷ niệm ngày xưa cứ thế ùa về.

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, thay mặt các cựu chiến binh Nga, ông Kolesnik nhắn gửi lời chúc chân thành nhất tới nhân dân Việt Nam anh dũng, cần cù; đất nước Việt Nam tuyệt vời ngày càng phát triển thịnh vượng. Chúc cho các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam luôn vững vàng canh giữ bình yên Tổ quốc, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.

(Theo NDO)

Các tin khác
Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi diễn ra sáng 17/4 tại trụ sở Bộ VHTTDL.

Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn phát động trong hai tháng, nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia. Lễ tổng kết và trao giải diễn ra sáng 17/4 tại Hà Nội.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi tổng duyệt.

Sáng 17/4, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: "Ngã ba Cò Nòi là một cửa ải, tất cả những người ra trận đều phải vượt qua”. Chính vì vậy, ngã ba Cò Nòi đã trở thành "túi bom”, một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của không lực Pháp trên địa bàn Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi đã trở thành địa chỉ đỏ, biểu tượng tinh thần quả cảm của lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam.

Bếp Hoàng Cầm nằm sâu trong Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, đảm bảo yếu tố bí mật, an toàn.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trước sự áp đảo về phương tiện và vũ khí chiến tranh của địch, “bí mật” là phương châm hàng đầu của quân đội ta, được quán triệt tuyệt đối ngay từ công tác hậu cần. Trước bom đạn của kẻ thù, chiếc bếp Hoàng Cầm giản dị đã phát huy hiệu quả thực tế, góp phần bảo đảm sức khỏe cho bộ đội ta chiến đấu và chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục