Triển khai công tác phòng, chống bệnh lở mồm long móng gia súc và bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/3/2019 | 4:50:02 PM

YênBái - Chiều 1/3, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống bệnh lở mồm long móng gia súc và bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì Hội nghị. 

Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn; xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết đến 100%. Vi rút gây ra bệnh có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn khỏi bệnh lâm sàng vẫn có khả năng chứa vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ triệt để nếu xảy ra dịch. Hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu nên giải pháp phòng bệnh là chính. 

Tính đến ngày 28/2, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 6 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam). Dịch không lây sang người nhưng rất nguy hiểm vì lây lan rất nhanh, đồng thời không có vắc xin phòng bệnh; nếu không quyết liệt ngăn chặn sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi. 

Yên Bái là tỉnh có nguy cơ cao xảy ra dịch, khu vực chăn nuôi nhiều, hiện toàn tỉnh có tổng đàn lợn khoảng 512.000 con. Để chủ động phòng, chống dịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất 2 kịch bản ứng phó nhanh với dịch tả lợn Châu Phi. 

Theo đó, các ngành, các địa phương tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, ứng phó nhanh ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi. 

Trong đó, nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc; tổ chức tiêu độc khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ gia súc. Đặc biệt, bất kỳ ai khi phát hiện lợn bị bệnh, nghi bệnh dịch tả lợn Châu Phi cần báo ngay cho chính quyền địa phương, Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ nông nghiệp cấp huyện hoặc Chi cục chăn nuôi - Thú y  thuộc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (Đội ứng phó nhanh ngăn chặn dịch tả lợn Châu phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh địa bàn tỉnh Yên Bái, điện thoại: 0216 389 353 - 0913 339 931).

Đối với dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM), từ cuối năm 2018 đến nay đã có 125 hộ, 53 thôn thuộc 28 xã của 5 huyện, thành phố trong tỉnh: Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Mù Cang Chải và thành phố Yên Bái với 1.370 con lợn mắc bệnh. 

Ngay khi phát sinh dịch bệnh LMLM, ngành nông nghiệp tỉnh đã tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống; thành lập đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện biện pháp phòng chống. Tổ chức tổng vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng ngay sau khi tiêm phòng cho 180/180 xã, phường, thị trấn, các hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi, điểm giết mổ, địa điểm thu gom, chợ buôn bán động vật trên phạm vi toàn tỉnh, nhanh chóng khống chế dịch bệnh, đảm bảo ổn định sản xuất chăn nuôi, xử lý dứt điểm khi ổ dịch mới phát sinh. 

Tại Hội nghị, đại diện các ngành, địa phương cơ bản thống nhất với giải pháp và kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác phòng chống dịch bệnh. Đồng thời đề nghị tỉnh có giải pháp để giải quyết một số khó khăn trong quá trình phòng chống dịch…



Đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là dịch bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng và hiện chưa có biện pháp xử lý triệt để, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân mà cò ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đặc biệt là ngành chăn nuôi vốn chiếm tỉ trọng lớn trong kinh tế nông nghiệp. 

Đánh giá cao nỗ lực phòng chống dịch của các cấp, các ngành, các địa phương trong thời gian qua, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đặc biệt nhấn mạnh: Tình hình phức tạp của dịch bệnh đòi hỏi phải có biện pháp khẩn trương, kịp thời, đồng bộ. Vì vậy, trong thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương cần xác định phương châm phòng bệnh là chính nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra; có các biện pháp chủ động, khẩn cấp ứng phó khi có dịch bệnh phát sinh; ứng biến linh hoạt với tình hình dịch bệnh. Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cần chủ động, cấp bách phòng chống dịch như phòng chống thiên tai.

Quán triệt nhiệm vụ chung, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố kiện toàn ngay Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh các cấp; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04 ngày 20/02/2019 về việc triển khai đồng bộ các giải pháp khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi và Công điện khẩn số 1237 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường kiểm soát buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn để phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi; Công điện khẩn của UBND tỉnh về triển khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh; thực hiện "5 không" (không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết: không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt).

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc, các biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh và kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi năm 2019.

Chủ động ban hành các kế hoạch, các văn bản cụ thể, chủ động triển khai tại các ngành, các địa phương. Tất cả các ngành, các địa phương phải xây dựng xong kế hoạch phòng chống dịch của đơn vị trước ngày 5/3/2019, gửi về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các biện pháp chăn nuôi an toàn, biện pháp phòng chống dịch nhằm kiểm soát dịch bệnh và kịp thời thông tin cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn để có các biện pháp xử lý ngay đối với các vùng có dịch. Đồng thời, quán triệt việc tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn lợn theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; thường xuyên báo cáo với Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình dịch bệnh; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái để xây dựng nội dung, kế hoạch tuyên truyền phòng chống dịch bệnh LMLM và dịch tả lợn Châu Phi. 

Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tiếp nhận kinh phí, cấp phát kịp thời vắc xin và thuốc sát trùng cho các địa phương để hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, ban hành kế hoạch hành động, ứng phó khẩn cấp đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi để các địa phương làm cơ sở thực hiện. Thành lập các tổ công tác liên ngành để chỉ đạo phòng chống, dập dịch. Tổ chức tập huấn cho các cán bộ thú y thực hiện công tác tiêm phòng, ưu tiên các huyện có dịch bệnh trước thì làm trước.

Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh tích cực phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển gia súc; phân công cán bộ trực tại các chốt kiểm soát dịch bệnh khi thành lập các chốt chống dịch.

Sở Tài chính tham mưu, bố trí kinh phí để mua vắc xin, thuốc sát trùng phục vụ công tác tiêm phòng, phun tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc theo kế hoạch đã ban hành. Hướng dẫn việc sử dụng nguồn kinh phí theo quy định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung, định hướng thông tin, tuyên truyền để các cơ quan thông tin truyền thông, Ủy ban nhân dân và đoàn thể các cấp thực hiện công tác tuyên truyền. Việc thông tin tuyên truyền phải chính xác, kịp thời, tránh gây hoang mang trong xã hội.

Các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ chung; thường xuyên nắm bắt diễn biến tình hình dịch bệnh, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, vận chuyển, buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn, kể cả đã qua chế biến theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. 

Khi có dịch bệnh phát sinh xử lý ngay theo đúng quy định, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt công tác tiêm phòng dịch bệnh, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan chuyên môn, nắm thông tin tới từng hộ gia đình, từng cơ sở chăn nuôi. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật đến từng hộ chăn nuôi. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc ủy ban nhân dân cấp xã, các hộ chăn nuôi và làm tốt công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Chủ động bố trí kinh phí từ nguồn dự phòng của địa phương để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo.

Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp và cơ quan chuyên môn trong việc tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Minh Huyền - Hoài Văn



Tags Đỗ Đức Duy lở mồm long móng tả lợn Châu Phi Yên Bái

Các tin khác
Ngành nông nghiệp Yên Bái đang khẩn trương vào cuộc phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn toàn tỉnh.

Dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 24/2, bệnh đã xuất hiện tại 4 tỉnh gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa. Phóng viên Báo Yên Bái có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Lâm – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hiểu rõ hơn về loại dịch bệnh nguy hiểm này và các giải pháp phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Bộ NN-PTNT báo cáo với Phó Thủ tướng về tình hình dịch tả lợn sáng 28-2.

Theo Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN-PTNT) báo cáo sáng nay 28-2, dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 6 tỉnh và thành phố và có dấu hiệu lan rộng.

Đến giữa tháng 2/2019, trên địa bàn huyện Văn Yên có 555 con lợn của 58 hộ gia đình tại 14 các xã: Đông Cuông, An Bình, Mậu Đông, Tân Hợp, Xuân Tầm, Đông An, Yên Phú, Đại Sơn, An Thịnh, Lâm Giang, Đại Phác, Hoàng Thắng, Phong Dụ Hạ và thị trấn Mậu A mắc bệnh lở mồm long móng.

Quang cảnh họp báo.

Chiều 27/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) tổ chức họp báo về tình hình dịch tả lợn Châu Phi và biện pháp phòng chống dịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục