Dịch tả lợn Châu Phi đã lan rộng 15 tỉnh,thành; tiêu hủy 16.600 con lợn

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/3/2019 | 8:46:22 AM

Đến ngày 13/3, đã có 15 tỉnh bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, trên 16.600 con lợn bị nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy.

Tiêu hủy lợn bị dịch tả Châu Phi, không để dịch bệnh lây lan.
Tiêu hủy lợn bị dịch tả Châu Phi, không để dịch bệnh lây lan.

 Theo thông tin từ cơ quan thú y, trong 2 ngày qua, tốc độ lây lan của dịch tả lợn Châu Phi đang có xu hướng chậm lại. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đã có 15 tỉnh bị nhiễm dịch bệnh này. 

Cụ thể, từ ngày 1/2-12/3 (cập nhật đến 18h30), dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 161 xã, 43 huyện của 15 tỉnh, thành phố, bao gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Sơn La và Bắc Kạn, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 16.629 con.

Đặc biệt, 2 ổ dịch mới xuất hiện tại Sơn La và Bắc Kạn cho thấy, sau khi "nhảy cóc” sâu xuống các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, dịch tả lợn Châu Phi đã "quay ngược” lên các tỉnh miền núi. Tại tỉnh Sơn La, ổ dịch được phát hiện tại bản Huổi Ái, xã Mường É, huyện Thuận Châu.

Đây cũng là địa phương giáp ranh với huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, là địa phương tuần trước mới được phát hiện có dịch tả lợn Châu Phi. 

Tại Bắc Kạn, chiều ngày 12.3, kết quả xét nghiệm trên đàn lợn của gia đình Hoàng Văn Đức (thôn Thôm Tà, xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) cho thấy: Đàn lợn có dương tính với virus tả lợn Châu Phi. Sáng 13.3, lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ 19 con lợn của các hộ nuôi tại khu vực quanh nhà ông Hoàng Văn Đức nhằm kịp thời khống chế không để dịch bệnh lây lan. 

Mặc tốc độ lan nhiễm dịch tả lợn Châu Phi sang các tỉnh đã có dấu hiệu chậm lại, tuy nhiên, đây là dịch bệnh mới, phức tạp, "cơ chế” lây nhiễm khó lường, nên không được chủ quan vì sau một thời gian ủ bệnh, dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát.

Tại Hà Nội, tính đến 17h ngày 10.3, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra ở 9 hộ, thuộc 5 xã, phường ở các quận, huyện: Long Biên, Đông Anh, Hoàng Mai, Gia Lâm, Sóc Sơn với tổng số lợn đã tiêu huỷ là 172 con. 

"Hai ngày qua, Hà Nội không xuất hiện thêm ổ bệnh nào. Tuy nhiên, lực lượng chức năng vẫn căng mình ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi, thực hiện các biện pháp khoanh vùng, tiêu độc, khử trùng, không để dịch bệnh lây lan rộng" - ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội khẳng định. 

(Theo LĐO)

Các tin khác
Cán bộ thú y xã Minh Tiến tăng cường vệ sinh môi trường, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại cho đàn lợn. (Ảnh: Minh Huyền)

Thời gian này, các địa phương cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi đang là vấn đề thời sự trên khắp cả nước. Câu chuyện này không còn là của riêng một cấp nào, một ngành nào, một địa phương nào, một hộ chăn nuôi nào mà đã trở thành mối quan tâm chung và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói: "Chống dịch như chống giặc”.

Tiềm phòng dịch tả châu Phi ở phường Nam Cường, thành phố Yên Bái. (Ảnh: Thanh Chi)

Thành phố Yên Bái đang tăng cường các giải pháp đồng bộ, cấp bách, nhằm ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn.

Các hộ chăn nuôi xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên thực hiện tốt công tác tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi. (Ảnh: Minh Huyền)

Huyện Trấn Yên hiện có tổng đàn gia súc chính gần 53.000 con, trong đó đàn lợn trên 46.000 con. Mặc dù đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, nhưng cuối năm 2018, đầu năm 2019 đã có 5 địa phương của huyện xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng.

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch tả lợn châu Phi, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái đã tổ chức 5 đoàn công tác kiểm tra tại các địa phương về công tác phòng chống các bệnh dịch, trong đó có dịch lở mồm long móng và dịch tả lợn châu Phi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục