Đã có 17 tỉnh, thành xuất hiện dịch tả lợn châu Phi: Bộ Nông nghiệp họp khẩn

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/3/2019 | 2:54:18 PM

Trước tình trạng dịch tả lợn châu Phi lan rộng ra 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành với hơn 23.000 con lợn phải tiêu huỷ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN- PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã triệu tập cuộc họp khẩn với lãnh đạo 17 tỉnh để bàn giải pháp khống chế và ngăn chặn.

Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã phải tiếp tục triệu tập cuộc họp khẩn với lãnh đạo 17 tỉnh để bàn giải pháp khống chế và ngăn chặn dịch tả heo châu Phi
Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã phải tiếp tục triệu tập cuộc họp khẩn với lãnh đạo 17 tỉnh để bàn giải pháp khống chế và ngăn chặn dịch tả heo châu Phi

Chiều nay- 14/3, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp bàn giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Tham dự có lãnh đạo UBND của 17 tỉnh, thành phố và các cơ quan tham mưu thuộc Bộ NN-PTNT.

Theo báo cáo của ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, tính đến trưa 14-3, DTLCP đã xảy ra tại 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành phố, gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hoà Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An. Tổng số lợn bệnh và tiêu huỷ là 23.442 con.

Theo nhận định, dịch bệnh chủ yếu xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt; chưa xuất hiện DTLCP ở các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. "Nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục được phát hiện ở nhiều địa phương khác trong thời gian tới là rất cao"- Cục Thú y đánh giá.

Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết dù cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên đến nay đã có 17 địa phương xảy ra DTLCP. "Tính hình thời tiết hiện nay đang rất thuận lợi cho virus này phát triển, đây là điều rất khó khăn" - ông Cường nói. 

Về giải pháp, Cục trưởng Cục Thú y cho biết đã có văn bản gửi các địa phương về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn. Theo đó, tạm dừng vận chuyển lợn ở các huyện có dịch ra khỏi địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi phát hiện con lợn cuối cùng mắc bệnh DTLCP được tiêu huỷ. 

Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình chỉ đạo thực hiện nghiêm việc kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn từ các tỉnh phía Bắc vào phía Nam.

Các địa phương rà soát các cơ sở giết mổ, đặc biệt là cơ sở nhỏ lẻ, kiên quyết không cho giết mổ lợn nếu không đạt yêu cầu vệ sinh thú y. 

(Theo NLĐO)

Các tin khác

Hiện trên địa bàn huyện Lục Yên chưa phát hiện dịch tả lợn châu Phi, song vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch. Trước tình hình đó, UBND huyện đã tăng cường lực lượng chức năng để kịp thời nắm bắt tình hình và hướng dẫn cách phòng, chống dịch bệnh cho các hộ chăn nuôi.

Ảnh minh họa

Ngày 13/3 Ủy ban châu Âu cho biết, Séc đã khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi và mô hình kiểm soát bệnh cần được nhân rộng tại các nước có dịch.

Tiêu hủy lợn bị dịch tả Châu Phi, không để dịch bệnh lây lan.

Đến ngày 13/3, đã có 15 tỉnh bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, trên 16.600 con lợn bị nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy.

Cán bộ thú y xã Minh Tiến tăng cường vệ sinh môi trường, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại cho đàn lợn. (Ảnh: Minh Huyền)

Thời gian này, các địa phương cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi đang là vấn đề thời sự trên khắp cả nước. Câu chuyện này không còn là của riêng một cấp nào, một ngành nào, một địa phương nào, một hộ chăn nuôi nào mà đã trở thành mối quan tâm chung và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói: "Chống dịch như chống giặc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục