Mù Cang Chải quyết tâm chặn dịch trên đàn gia súc

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/3/2019 | 8:26:36 AM

YênBái -

Một trong những nguyên nhân khiến việc phòng chống dịch bệnh không thuận lợi là tỷ lệ hộ nghèo của huyện cao, nên rất khó trong việc vận động người dân, đặc biệt là các hộ nghèo tự bỏ kinh phí để mua vắc - xin tiêm phòng cho gia súc. 

Người dân huyện Mù Cang Chải chăm sóc lợn và tích cực phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Người dân huyện Mù Cang Chải chăm sóc lợn và tích cực phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Huyện Mù Cang Chải có địa bàn rộng, giáp ranh với nhiều tỉnh  và có quốc lộ 32 chạy qua, nên việc kiểm soát gia súc nhập vào địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn. Cùng đó, trình độ dân trí còn hạn chế, một bộ phận người dân chưa có ý thức về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nên ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, vận động phòng chống dịch bệnh gia súc. 

Nguyên nhân nữa khiến việc phòng chống dịch bệnh không thuận lợi là tỷ lệ hộ nghèo của huyện cao, nên rất khó trong việc vận động người dân, đặc biệt là các hộ nghèo tự bỏ kinh phí để mua vắc - xin tiêm phòng cho gia súc.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ ngày 24/1/2019 đến ngày 17/2/2019, đàn lợn của một số hộ chăn nuôi tại xã La Pán Tẩn, Khao Mang và thị trấn Mù Cang Chải có biểu hiện triệu chứng của bệnh lở mồm long móng (LMLM). Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương xét nghiệm cho kết quả dương tính (+) type O vi rút LMLM. Tổng số gia súc bị bệnh LMLM là 74 con lợn, với trọng lượng 5.670 kg của 5 hộ. 

Theo thống kê, huyện Mù Cang Chải hiện có trên 39.000 con lợn. Xác định phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, nên ngay từ đầu năm 2019, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng Dự án phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm giai đoạn 2018 - 2020; chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; ban hành kế hoạch phòng chống dịch LMLM trên đàn gia súc. 

Đặc biệt, ngay sau khi tiếp thu ý kiến tại hội nghị của UBND tỉnh về công tác triển khai phòng, chống bệnh LMLM gia súc và bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) trên địa bàn tỉnh; Công điện khẩn số 01/CĐ-UBND ngày 02/3/2019 của UBND tỉnh, UBND huyện Mù Cang Chải đã ban hành kế hoạch ứng phó khẩn cấp với BDTLCP; thành lập Ban Chỉ đạo Ứng phó với BDTLCP; thành lập tổ kiểm tra lưu động, thường xuyên tổ chức kiểm tra các tuyến đường vận chuyển, địa điểm giết mổ tại địa phương. Đến ngày 15/3/2019, đã có 14/14 xã, thị trấn triển khai, rà soát, lập danh sách các hộ chăn nuôi đăng ký tiêm phòng cho gia súc với tổng số liều vắc - xin đăng ký là 31.111 liều. 

Ông Phạm Tiến Lâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải chia sẻ: để ứng phó với dịch bệnh, huyện Mù Cang Chải thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống nguy cơ xâm nhiễm BDTLCP vào địa bàn; ban hành các kế hoạch, công điện chỉ đạo các đơn vị tiếp tục tăng cường tiêm vắc - xin phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng trên đàn lợn, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện tốt công tác tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi. 

Đối với gia súc bị mắc bệnh LMLM, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiêu hủy gia súc bị bệnh, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi của hộ có gia súc bị mắc bệnh và các hộ xung quanh. 

Để kịp thời phòng trừ và ngăn chặn bệnh gia súc lây lan, UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp cấp 382 lít thuốc sát trùng cho các xã, thị trấn; hướng dẫn hộ có lợn bị mắc bệnh LMLM và các hộ lân cận tiến hành phun tiêu độc khử trùng toàn bộ diện tích chăn nuôi; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện tiêu hủy 74 con lợn mắc bệnh LMLM.

 Tích cực triển khai, áp dụng đồng bộ, quyết liệt các biện pháp xử lý triệt để, kịp thời theo hướng dẫn của UBND tỉnh, huyện Mù Cang Chải kiên quyết thực hiện theo tinh thần "5 không”: "Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển động vật bệnh chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt động vật bệnh chết; không vứt động vật chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa khi chưa qua xử lý nhiệt” để nhằm đảm bảo an toàn cho đàn lợn trên địa bàn.

Phạm Quang 

Các tin khác
Vệ sinh chuồng trại là biện pháp đầu tiên, quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cho đàn lợn. (Ảnh: Minh Huyền)

Cư trú tại phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, chị Thanh Phương về quê ở Hạ Hòa, Phú Thọ để làm trang trại chăn nuôi lợn. Đã gần 10 năm kể từ ngày khởi nghiệp, vợ chồng chị Phương đã gặt hái được nhiều thành công, bất chấp nhiều lần dịch bệnh xảy ra, đàn lợn của vợ chồng chị vẫn khỏe mạnh.

Ảnh minh họa

Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục: Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Y tế Giao thông vận tải; các sở giao thông vận tải triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng ngừa, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Anh Đỗ Văn Đức, thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái phun hóa chất tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn.

Trước diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) ngày càng phức tạp, người dân xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái luôn chủ động nắm bắt thông tin về bệnh dịch để chủ động phòng chống.

Người chăn nuôi lợn ở Trạm Tấu thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

Cũng như nhiều hộ chăn nuôi lợn khác trong huyện, những ngày này anh Lò Văn Păn ở xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu tập trung các biện pháp để ngăn ngừa, phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục