Không nên quay lưng với thịt lợn

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/3/2019 | 8:16:36 AM

YênBái - Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) không lây nhiễm sang người, kể cả khi con người tiếp xúc với sản phẩm nhiễm bệnh. Do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang quay lưng với các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh, gây ảnh hưởng đến người chăn nuôi.

Người dân không nên tẩy chay thịt lợn vì bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây sang người.
Người dân không nên tẩy chay thịt lợn vì bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây sang người.

Hiện, tỉnh Yên Bái chưa xảy ra dịch, nhưng những hiệu ứng của bệnh DTLCP làm người dân có phần e dè với thịt lợn. Bà Nguyễn Thị Tình, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái cho biết: "Vài tuần nay tôi đi chợ không dám mua thịt lợn, dẫu ở đây chưa có bệnh DTLCP nhưng tốt nhất là không ăn thịt lợn, bởi thịt ngoài thị trường ai dám đảm bảo là an toàn vệ sinh thực phẩm, không mang dịch”. 

Sự e dè của người dân khiến sức mua tại các chợ giảm đáng kể. Bà Phạm Thị Yến hơn 10 năm bán thịt lợn ở chợ Yên Ninh, thành phố Yên Bái cho biết: "Nhiều người dân thiếu hiểu biết đã quay lưng với thịt lợn nên hiện tại lượng tiêu thụ chỉ bằng 1/4 so với thời điểm trước đây”. 

Còn tại chợ Yên Bình, huyện Yên Bình, các tiểu thương cũng cho biết, hoạt động buôn bán các sản phẩm từ thịt lợn cũng chững lại. Chị Sen gần 20 năm bán thịt lợn ở chợ Yên Bình, huyện Yên Bình cho biết: "Mặc dù giá bán không giảm nhưng sức mua chậm hơn trước. Tôi bán thịt lợn quanh năm ở đây chứ đâu phải bán hàng rong nên phải giữ uy tín. Bởi vậy, có lợn bệnh gọi bán thì không bao giờ dám bắt vì chúng tôi là những người chịu thiệt hại đầu tiên". 

Trước thực trạng trên, tại các chợ, một số tiểu thương đề xuất, các cấp, ngành liên quan cần đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng người dân hiểu rõ về bệnh DTLCP để một bộ phận người dân chưa hiểu hết về bệnh dịch này không quay lưng với cả thực phẩm lợn an toàn, gây khó khăn cho người chăn nuôi và hoạt động tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến lợn.

Ông Lương Quốc Dũng - Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết: "Chúng tôi khuyến cáo người tiêu dùng không nên quay lưng với thịt lợn, bởi theo Tổ chức Y tế thế giới thì bệnh DTLCP không lây sang người. Tuy nhiên, chúng tôi cũng khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng thịt lợn rõ nguồn gốc, đặc biệt là phải nấu chín kỹ thịt trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh, tránh ăn các sản phẩm chế biến mà chưa qua nấu chín. Nếu người dân quay lưng với thịt lợn, sẽ gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi”. 

Về phía ngành nông nghiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Đức Lâm khẳng định: theo tài liệu của Tổ chức Thú y thế giới, Tổ chức Y tế thế giới, bệnh DTLCP không có khả năng lây sang người nên người tiêu dùng không nên lo sợ, không nên tẩy chay sản phẩm thịt lợn. Khi con người có tiếp xúc với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm sang người. 

Tuy nhiên, người tiêu dùng nên mua các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đặc biệt là phải nấu chín kỹ thịt trước khi ăn. Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ về bệnh DTLCP, hiện Sở cũng phối hợp với các ngành chức năng tập trung kiểm soát giết mổ; giám sát nhập gia súc vào cơ sở giết mổ, kiểm tra lâm sàng trước, trong và sau khi giết mổ nhằm phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Một lý do nữa để người tiêu dùng có thể yên tâm vì nhằm tránh người dân bán tháo lợn bệnh, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng mức hỗ trợ lợn tiêu hủy bằng 80% giá thị trường, nên sẽ khó xuất hiện tình trạng người dân tuồn lợn bệnh ra ngoài.

Văn Thông

Tags dịch tả lợn châu Phi Yên Bái thịt lợn

Các tin khác
Người dân huyện Mù Cang Chải chăm sóc lợn và tích cực phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Một trong những nguyên nhân khiến việc phòng chống dịch bệnh không thuận lợi là tỷ lệ hộ nghèo của huyện cao, nên rất khó trong việc vận động người dân, đặc biệt là các hộ nghèo tự bỏ kinh phí để mua vắc - xin tiêm phòng cho gia súc. 

Vệ sinh chuồng trại là biện pháp đầu tiên, quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cho đàn lợn. (Ảnh: Minh Huyền)

Cư trú tại phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, chị Thanh Phương về quê ở Hạ Hòa, Phú Thọ để làm trang trại chăn nuôi lợn. Đã gần 10 năm kể từ ngày khởi nghiệp, vợ chồng chị Phương đã gặt hái được nhiều thành công, bất chấp nhiều lần dịch bệnh xảy ra, đàn lợn của vợ chồng chị vẫn khỏe mạnh.

Ảnh minh họa

Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục: Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Y tế Giao thông vận tải; các sở giao thông vận tải triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng ngừa, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Anh Đỗ Văn Đức, thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái phun hóa chất tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn.

Trước diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) ngày càng phức tạp, người dân xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái luôn chủ động nắm bắt thông tin về bệnh dịch để chủ động phòng chống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục