Yên Bái tái đàn sau bệnh dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/11/2019 | 7:51:32 AM

YênBái - Khi bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) xảy ra, tỉnh Yên Bái xác định đây là dịch bệnh rất nguy hiểm có thể sẽ kéo dài. Vì vậy, tỉnh đã chỉ đạo việc tái đàn phát triển chăn nuôi trong thời điểm dịch chưa được khống chế.

Vệ sinh tiêu độc khử trùng là một trong những biện pháp quan trọng khi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học.
Vệ sinh tiêu độc khử trùng là một trong những biện pháp quan trọng khi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học.

Cụ thể là chỉ tái đàn đối với các hộ, các cơ sở chăn nuôi lợn áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và tái đàn trong các cơ sở chăn nuôi an toàn chưa xảy ra dịch bệnh. Đối với các hộ, các cơ sở chăn nuôi lợn nhỏ lẻ không áp dụng được chăn nuôi an toàn sinh học chuyển hướng sang chăn nuôi các loại vật nuôi khác. 

Đối với các cơ sở bị dịch và dịch đã qua 30 ngày và công bố hết dịch trên địa bàn khi áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, việc tái đàn phải hết sức cẩn trọng và theo từng đợt: tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở và sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các xét nghiệm đều âm tính với BDTLCP thì khi đó mới nuôi tái đàn cho đủ quy mô cần nuôi. 

Việc tái đàn lợn cũng chỉ được thực hiện khi cơ sở chăn nuôi có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi đảm bảo được các yêu cầu về an toàn sinh học trong chăn nuôi, chủ động kiểm soát về con giống và nguồn thức ăn. 

Cơ sở chăn nuôi phải định kỳ thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại khu vực chăn nuôi bằng vôi bột hoặc hóa chất; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra, vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi; hạn chế người không có nhiệm vụ ra, vào khu vực chăn nuôi; có biện pháp ngăn chặn các loại vật khác đến. Ngoài ra, tỉnh tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, xây dựng cơ sở, chuỗi cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh. 

Ngày 25/7/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 5329/BNN-CN về việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng chống BDTLCP. 

Đối với chăn nuôi lợn nông hộ, chăn nuôi lợn trang trại cần thực hiện các yêu cầu về chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi; con giống; thức ăn và nước uống; chăm sóc, nuôi dưỡng; vệ sinh chăn nuôi và kiểm soát người ra, vào khu vực chăn nuôi; kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi; xử lý chất thải chăn nuôi; quản lí dịch bệnh; riêng đối với chăn nuôi lợn trang trại có thêm nội dung ghi chép và kiểm tra nội bộ. 

Công văn này cũng đưa ra khuyến cáo sử dụng chế phẩm vi sinh trong thức ăn cho lợn: nguyên tắc sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh; hướng dẫn sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh. Như vậy, các hộ, các cơ sở chăn nuôi lợn khi tiến hành tái đàn và trong suốt quá trình chăn nuôi phải thực hiện nghiêm túc các quy định, khuyến cáo của cơ quan chức năng để công tác phòng chống BDTLCP đạt kết quả tốt hơn.

Nguyễn Thơm

Tags Tái đàn tả lợn châu Phi khu vực chăn nuôi xử lý chất thải dịch bệnh

Các tin khác
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời tại phiên chất vấn.

Dịch tả lợn châu Phi là một loại dịch lịch sử trong ngành chăn nuôi Việt Nam và chăn nuôi thế giới, khi xâm nhập vào đàn lợn gây tỷ lệ chết 100%.

Lực lượng chức năng ở Hà Nội diễn tập ứng phó với dịch tả.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, đàn lợn giống với 109.000 con đã được bảo vệ nghiêm ngặt trong dịch tả lợn châu Phi.

Dịch tả lợn châu Phi đang đe dọa ngành chăn nuôi gia súc trên toàn thế giới.

Dịch tả lợn châu Phi lây lan ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, nơi chiếm tới một nửa đàn lợn trên thế giới, đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Lãnh đạo xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi về cách chăm sóc, phòng bệnh cho đàn lợn hiện có.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) xuất hiện ổ dịch đầu tiên ở Trấn Yên tại thôn Liên Hiệp, xã Minh Quân từ ngày 9/5/2019 và trong tháng 5 xuất hiện dịch bệnh tại xã Minh Quân, Quy Mông, thị trấn Cổ Phúc. Đến tháng 9, bệnh dịch đã xảy ra ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, huyện Trấn Yên chủ trương không tái đàn tại vùng dịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục