Yên Phú khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/11/2019 | 11:12:42 AM

YênBái - Ngay khi bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) xuất hiện trên địa bàn xã Yên Phú, huyện Văn Yên, UBND xã đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành để thực hiện phòng, chống và khống chế bệnh dịch và tổ chức tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc.

Nông dân xã Yên Phú chăm sóc lợn.
Nông dân xã Yên Phú chăm sóc lợn.

Đồng thời, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống, khống chế BDTLCP xâm nhiễm vào địa bàn; kiểm tra, kiểm soát giết mổ và vận chuyển gia súc; tổ chức cho người chăn nuôi, người kinh doanh sản phẩm động vật, nhất là sản phẩm từ thịt lợn ký cam kết các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tiếp nhận hóa chất thực hiện phun tiêu độc khử trùng tại ổ dịch và vùng uy hiếp, vùng đệm; tổ chức ký cam kết phòng, chống dịch bệnh với các hộ và cơ sở chăn nuôi.

Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng, người dân trong xã cũng chủ động hơn trong phòng, chống bệnh dịch cho đàn lợn như: khu vực chuồng trại chăn nuôi được vệ sinh sạch sẽ, phun hóa chất, rắc vôi bột nhằm giảm tối đa nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh… Tuy nhiên, tính đến ngày 4/11/2019, xã đã phải tiêu hủy 1.084 con lợn với tổng trọng lượng 45.064 kg của 238 hộ. Hiện, tổng đàn lợn của xã còn khoảng 700 con.

Với quyết tâm khống chế BDTLCP trong thời gian sớm nhất và không để phát sinh thêm dịch bệnh, xã đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp: kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, thành lập các tổ công tác, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện phòng, chống bệnh dịch; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn bằng văn bản các biện pháp phòng, chống BDTLCP, đặc biệt là các hộ chăn nuôi; tổ chức ký cam kết đến từng hộ, cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, chế biến, kinh doanh thịt lợn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống BDTLCP... 

Hiện, người dân và các hộ chăn nuôi lợn đã chủ động tiêm các loại vắc - xin phòng các bệnh truyền nhiễm cho đàn lợn để tăng sức đề kháng, hạn chế lây nhiễm chéo với BDTLCP; tại các chuồng trại chăn nuôi tiến hành rắc vôi bột, phun thuốc tiêu độc, khử trùng. 

Cùng đó, công tác hỗ trợ người dân, các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy cũng được quan tâm giúp người dân có vốn đầu tư tái đàn hoặc chuyển đổi hình thức chăn nuôi. Theo đó, chi trả đợt 1 là 386.845.000 đồng cho 44 hộ và đợt 2 là 671.485.000 đồng cho 188 hộ. 

Những ngày này, lãnh đạo UBND xã Yên Phú thường xuyên có mặt tại cơ sở để chỉ đạo, yêu cầu các thôn, bản, các đơn vị chức năng triển khai các giải pháp cấp bách, thống kê số lượng, trọng lượng đàn lợn, chủ động phương án, nhân lực để phòng, chống, dập dịch. 

Đồng thời, thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công văn chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện trong phòng, chống BDTLCP; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, không nhập giống vật nuôi từ các địa phương có dịch, cơ sở không an toàn; không tái đàn khi địa phương chưa công bố hết dịch; khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi phương thức sản xuất; chỉ đạo chi trả hỗ trợ cho các hộ theo đúng quy định để tạo điều kiện cho người chăn nuôi kịp thời tái sản xuất; làm tốt vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường hợp vứt lợn bị chết bừa bãi ra môi trường…

Ngọc Sơn

Các tin khác
Hưng Yên cấp 17.000 lít hóa chất khử trùng môi trường chăn nuôi.

Từ ngày 15/9 đến nay, tỉnh Hưng Yên không có địa phương nào báo cáo có phát sinh lợn ốm, lợn bệnh phải tiêu hủy. Đã qua 2 tháng các vùng dịch trước đây đều đã khống chế được dịch tả lợn châu Phi, vì thế, 151/151 xã, phường, thị trấn công bố hết dịch bệnh này.

Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, hướng dẫn, khuyến cáo có phương án tái đàn hợp lý, tiêu thụ thuận lợi, bảo đảm nguồn cung thịt cho các dịp lễ, Tết cuối năm.

Tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi trên địa bàn Hà Nội - Ảnh: Báo Kinh tế Đô thị

Dịch tả lợn châu Phi đã phát sinh tại 449 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện của Hà Nội. Các ngành chức năng, địa phương đã phải tiêu hủy 542 nghìn con lợn (chiếm 28% tổng đàn) với trọng lượng 37.060 tấn.

Hoàng Văn Vĩnh, thôn Phán Thượng, xã Nghĩa Lợi chăm sóc đàn lợn hiện có.

Hiện thị xã Nghĩa Lộ có 2 đơn vị đã qua 30 ngày bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) không tái phát là xã Nghĩa Phúc và phường Pú Trạng; 3 đơn vị đã qua 30 ngày dịch nhưng tái phát là xã Nghĩa An, phường Trung Tâm, phường Tân An.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục