Người đầu tiên trên thế giới tái nhiễm nCoV

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/8/2020 | 2:28:57 PM

Hong Kong hôm qua ghi nhận một người 33 tuổi nhiễm nCoV lần hai sau hơn 4 tháng mắc bệnh, là ca tái nhiễm đầu tiên trên thế giới được xác nhận.

Nhân viên y tế tại Hong Kong, ngày 23/8.
Nhân viên y tế tại Hong Kong, ngày 23/8.

Thông thường, người mắc Covid-19 tái dương tính sau một thời gian khỏi bệnh chỉ là do "tàn dư", là các mảnh virus còn sót lại trong cơ thể. Mảnh virus lúc đó không còn hoạt động. Kết quả dương tính lần thứ hai phần nhiều do độ nhạy của kit xét nghiệm.

Tái nhiễm nCoV là khi người bệnh nhiễm lượng virus hoàn toàn mới. Người bệnh nói trên bị nhiễm lại nCoV, chủng thứ hai có sự khác biệt đáng kể về gene so với chủng trong lần nhiễm thứ nhất.

Các chuyên gia cho biết phát hiện này không nằm ngoài dự đoán, đặc biệt là khi thế giới đã có hàng triệu người nhiễm bệnh.

Trong lần mắc Covid-19 thứ hai, người đàn ông không biểu hiện triệu chứng. Điều này cho thấy dù việc nhiễm virus trước đó không thể ngăn chặn tình trạng tái nhiễm, hệ thống miễn dịch của anh đã phần nào kiểm soát được mầm bệnh.

Akiko Iwasaki, chuyên gia miễn dịch học tại Đại học Yale, cho biết: "Lần nhiễm thứ hai hoàn toàn không có triệu chứng. Phản ứng miễn dịch của anh ấy đã ngăn bệnh trở nên nghiêm trọng. Đây là một ví dụ được ghi lại trong sách y văn về cách hoạt động của hệ miễn dịch".

Người bệnh không có biểu hiện vẫn đủ khả năng lây truyền virus sang người khác. Từ đó, tiến sĩ Iwasaki nhấn mạnh tầm quan trọng của vaccine. Trong trường hợp của bệnh nhân này, bà nói thêm: "Nhiễm trùng tự nhiên tạo ra miễn dịch ngăn ngừa mầm bệnh, nhưng không cản được việc mắc Covid-19 lần hai".

Thời gian qua, Mỹ và một số quốc gia khác đã báo cáo các bệnh nhân được cho là tái nhiễm, song không trường hợp nào được xác nhận chính thức thông qua xét nghiệm nghiêm ngặt. Người đã khỏi Covid-19 mang các mảnh protein của nCoV trong nhiều tuần, cho ra kết quả dương tính ngay cả khi virus đã ngừng hoạt động.

Đối với người đàn ông 33 tuổi tại Hong Kong, sau khi giải mã trình tự virus ở cả hai lần mắc bệnh, các nhà khoa học chỉ ra sự khác biệt đáng kể, cho thấy bệnh nhân đã thực sự nhiễm nCoV lần thứ hai.

Tiến sĩ Kelvin Kai-Wang To, chuyên gia sinh vật lâm sàng tại Đại học Hong Kong, cho biết: "Tôi tin rằng đây là trường hợp đầu tiên được xác nhận bằng cách giải trình tự bộ gene".

Nghiên cứu sẽ được công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lâm sàng.

Bệnh nhân Hong Kong được chẩn đoán lần đầu vào ngày 26/3, chỉ có triệu chứng nhẹ. Anh nhập viện ngày 29/3, xuất viện hai tuần sau đó khi đã xét nghiệm âm tính.

Anh tái dương tính với virus ngày 15/8, sau một chuyến đi đến Tây Ban Nha, qua Anh. Xét nghiệm thực hiện ở cửa khẩu. Chủng virus đang được lưu hành rộng rãi ở châu Âu vào tháng 7, tháng 8.

(Theo Vnexpress)

Các tin khác
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 20/8/2020.

Nhật Bản đã nâng giới hạn số lượng người tối đa được phép tham gia các sự kiện thể thao và các sự kiện khác từ 1.000 lên 5.000 người, tuy nhiên không được quá 50% sức chứa của địa điểm tổ chức.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Lâm sàng Đại học Lozano Blesa ở thành phố Zaragoza tuần trước.

Các chuyên gia y tế cho rằng, việc không thiết lập hệ thống xét nghiệm và truy vết hiệu quả là nguyên nhân chính dẫn đến đợt tái bùng phát dịch COVID-19 tại Tây Ban Nha.

Kíp bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hữu Nghị 103 Yên Bái cấp cứu cho bệnh nhân lên cơn hen suyễn.

Trong bối cảnh khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, Bệnh viện Đa khoa Hữu Nghị 103 vẫn bố trí khu vực chờ, khu vực khai báo (có biển báo và chỉ dẫn rõ ràng); nếu phát hiện các trường hợp có triệu chứng của dịch bệnh như ho, sốt… thì phân luồng, khám, tư vấn tại buồng riêng biệt, khai thác các yếu tố dịch tễ.

Theo các chuyên gia y tế, nếu các cuộc thử nghiệm thành công, Italy sẽ có thể sản xuất vaccine ngăn ngừa COVID-19 vào mùa Xuân năm sau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục