Một số nước EU bị tố ký hợp đồng vaccine COVID-19 bí mật

  • Cập nhật: Thứ bảy, 13/3/2021 | 2:15:29 PM

Thủ tướng Áo Sebastian Kurz ngày 12/3 cho rằng một số quốc gia Liên minh châu Âu (EU) có thể đã ký hợp đồng bí mật với công ty sản xuất vaccine COVID-19 để nhận nhiều vaccine hơn theo quy định của EU.

Vaccine COVID-19 của hãng dược AstraZeneca.
Vaccine COVID-19 của hãng dược AstraZeneca.

Theo kênh Al Jazeera, các thành viên EU đã nhất trí rằng cần phân phối vaccine COVID-19 dựa trên quy mô dân số từng nước. Tuy nhiên, ông Kurz cho biết sau khi so sánh tổng số vaccine mà các nước thành viên nhận về, rõ ràng rằng số lượng vaccine không theo hệ thống tiêu chuẩn tính theo đầu người.

Thủ tướng Áo nói: "Các dấu hiệu cho thấy các nước thành viên EU và công ty dược đã ký thêm hợp đồng. Tới cuối tháng 7, Malta sẽ nhận lượng vaccine nhiều gấp ba lần theo đầu người so với Bulgaria. Tới cuối tháng 6, Hà Lan sẽ không chỉ nhận nhiều vaccine theo đầu người hơn Đức mà còn gần gấp đôi số vaccine của Croatia. Đây rõ ràng trái với mục tiêu chính trị của EU”.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của EU Stefan de Keersmaecker, đã bác bỏ cáo buộc có hợp đồng bí mật. Ông nói: "Các nước thành viên có thể đề nghị mua ít hơn hoặc nhiều hơn số vaccine được phân bổ theo quy định, và điều này đã được thảo luận giữa các nước thành viên. Có thể sau khi thảo luận, công ty dược đã nhất trí cách phân phối mới”.

EU bị chỉ trích vì chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 chậm chạp. Các nước cho rằng nguyên nhân là do vấn đề  nguồn cung và phân phối.

Các nước châu Âu thua Mỹ, Israel và Anh về tỷ lệ dân số được tiêm ít nhất một liều vaccine.

(Theo Tin tức)

Các tin khác

Bộ Y tế đã yêu cầu các Sở Y tế TP HCM, Hải Phòng và tỉnh Gia Lai báo cáo về sau 11 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc-xin COVID- 19 trên địa bàn.

Hình ảnh mô phỏng vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson.

Ngày 12/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cấp phép lưu hành khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson (J&J), sau khi phê chuẩn cho các vaccine do Pfizer-BionTech và Oxford-AstraZeneca bào chế.

Ảnh minh họa.

Bulgaria trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên tạm thời đình chỉ hoạt động tiêm chủng vaccine AstraZeneca sau khi phát hiện một trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine này.

BS Lê Thanh Phúc- Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng là người đầu tiên tiêm vắc xin ở Đà Nẵng ngày 12/3

Tính đến nay, sau 5 ngày triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19, hiện đã có 5.248 người được tiêm vắc xin này, trong đó riêng Hải Duong đã tiêm cho 2.862 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục