Nhật Bản cân nhắc hỗ trợ Triều Tiên ứng phó với COVID-19

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/5/2022 | 7:43:45 AM

Ngày 22/5, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đã tuyên bố ngụ ý rằng, Chính phủ Nhật Bản có thể cần cân nhắc hỗ trợ Triều Tiên đối phó với dịch COVID-19.

Cung cấp thuốc cho người dân, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 16/5.
Cung cấp thuốc cho người dân, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 16/5.

Phát biểu trong một sự kiện tại thành phố Niigata, Ngoại trưởng Hayashi cho rằng, Tokyo cần hỗ trợ Triều Tiên dù giữa hai bên không có quan hệ ngoại giao chính thức.

Ông Hayashi nhấn mạnh, nếu không giải quyết các đợt bùng phát dịch, một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện và lan ra thế giới. Ông nói: "Cả thế giới cần đối mặt với vấn đề này”.

Hồi đầu tháng 5 này, Triều Tiên xác nhận có ca mắc COVID-19 đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát trên khắp thế giới hơn hai năm trước.

Ngày 22/5, Triều Tiên ghi nhận khoảng 186.000 trường hợp sốt, nâng tổng số ca bệnh có dấu hiệu này từ cuối tháng 4 đến nay lên hơn 2,64 triệu ca. Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên cho biết, trong vòng 24 giờ tính đến 6h ngày 21/5, nước này ghi nhận thêm một trường hợp tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng lên 67 ca.

Trước đó, vào ngày 16/5, Bộ Thống nhất Hàn Quốc thông báo đã đề xuất tổ chức cuộc họp cấp chuyên viên với Triều Tiên nhằm hỗ trợ cho nước láng giềng ở miền Bắc ứng phó với đợt bùng phát đại dịch COVID-19 lần đầu tiên.

Thông báo nêu rõ, Chính phủ Hàn Quốc đã chuyển thông điệp chính thức tới Bình Nhưỡng thông qua văn phòng liên lạc để hợp tác ứng phó với dịch bệnh. Theo đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã chuyển thông điệp của Bộ trưởng Kwon Young-se cho Trưởng ban công tác Mặt trận thống nhất Triều Tiên Kim Yong-chol vào lúc 11h cùng ngày.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc nhấn mạnh: "Liên quan tới việc bùng phát dịch COVID-19 do biến thể Omicron gây ra, chúng tôi đề xuất tổ chức họp cấp chuyên viên liên Triều nhằm thảo luận về công tác viện trợ vaccine, thuốc men, khẩu trang và các bộ xét nghiệm, đồng thời sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chống dịch và hợp tác về chuyên môn kỹ thuật".

Tuy nhiên, Triều Tiên không có ý kiến phản hồi. Do đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc hối thúc Bình Nhưỡng sớm phúc đáp đề xuất của Seoul.

Ngày 18/5, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un đã chủ trì cuộc họp của đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền nhằm thảo luận về các biện pháp chống dịch trên toàn quốcc và hối thúc các quan chức ổn định tình hình dịch bệnh sau khi Triều Tiên ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên.

Theo hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), tại cuộc họp, nhà lãnh đạo Kim Jong-un phê bình một số đơn vị đã không đưa ra phản ứng thích hợp trước sự bùng phát dịch COVID-19 trong giai đoạn đầu. Theo ông Kim Jong-un, "sự non nớt" trong việc đương đầu với dịch bệnh từ giai đoạn đầu và phản ứng thiếu nhạy bén của các đơn vị đã bộc lộ "những điểm yếu" trong công tác chống dịch. Ông kêu gọi các quan chức nỗ lực hơn nữa để ổn định cuộc sống của người dân, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải "tổ chức công việc chặt chẽ hơn để đáp ứng điều kiện sống và cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày" cho người dân.

(Theo VTV)

Các tin khác
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 21/5.

Từ 16h ngày 20/5 đến 16h ngày 21/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.457 ca mắc mới tại 43 tỉnh, thành phố trong nước, giảm 130 ca so với ngày trước đó.

Bộ Y tế cho biết đến nay gần 9,4 triệu người mắc COVID-19 tại nước ta đã khỏi; trong số hơn 1,27 triệu F0 đang giám sát, điều trị chỉ có 221 ca nặng (Ảnh: minh hoạ)

Bộ Y tế cho biết đến nay gần 9,4 triệu người mắc COVID-19 tại nước ta đã khỏi; trong số hơn 1,27 triệu F0 đang giám sát, điều trị chỉ có 221 ca nặng; Bộ Y tế khuyến cáo dinh dưỡng lành mạnh để hồi phục sức khoẻ sau mắc COVID-19.

Người dân đi khám hậu COVID-19.

Theo Bộ Y tế, mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn hồi phục sau mắc COVID-19.

Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Aachen, miền Tây Đức. Ảnh tư liệu.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) mới đây cho biết các đại diện từ các quốc gia thành viên, người lao động và người sử dụng lao động tham gia Ủy ban Cố vấn của Liên minh châu Âu (EU) về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc (ACSH) đã đạt thỏa thuận về sự cần thiết phải công nhận COVID-19 là một bệnh nghề nghiệp trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội và giúp việc tại nhà, bởi trong bối cảnh đại dịch, người lao động trong các lĩnh vực này phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục