Suy đa tạng do sai lầm tự điều trị cúm bằng corticoid

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/1/2023 | 2:48:53 PM

Sau 37 ngày chạy ECMO, gần 50 ngày thở máy với oxy liều cao, một bệnh nhân bị viêm phổi bội nhiễm, suy đa tạng do lạm dụng corticoid tự điều trị cúm đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cứu sống.

Bệnh nhân ngừng ECMO và thở máy sau 50 ngày.
Bệnh nhân ngừng ECMO và thở máy sau 50 ngày.

Bệnh nhân nữ 37 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm cúm từ ngày 27/10 với biểu hiện sốt, ngứa họng, ho, chảy nước mũi, đau mỏi toàn thân.

Bệnh nhân tự điều trị hạ sốt và corticoid (medrol 16mg/ngày). 3 ngày sau tình trạng không cải thiện, sốt cao kéo dài kèm khó thở nhiều, phải thở oxy sau đó thở máy.

Là bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Cường - Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: Khi vào Trung tâm, tình trạng bệnh nhân rất nặng nề, sốt cao liên tục, sốc nhiễm khuẩn nặng, oxy máu giảm rất thấp.

Kết quả chụp X-quang cho thấy phổi mờ trắng xóa cả 2 bên phế trường, test nhanh cúm B dương tính. Điều đặc biệt là mặc dù nhiễm cúm nhưng tình trạng nhiễm vi khuẩn trên xét nghiệm rất cao kèm theo đó là số lượng bạch cầu giảm trầm trọng còn 0.750 G/L (Bình thường 4.0-10.0 G/L).

Tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được điều trị kháng sinh, kháng virus, thở máy và lọc máu hấp phụ. Soi phế quản có hình ảnh nhiều giả mạc lấp kín lòng phế quản 2 bên. Kết quả xét nghiệm PCR dịch phế quản cho thấy bệnh nhân mắc cúm B kèm bội nhiễm tụ cầu vàng.

Bác sĩ Nguyễn Bá Cường cho biết, triệu chứng giảm bạch cầu rất hay gặp ở bệnh nhân nhiễm virus đặc biệt là nhiễm cúm và sốt xuất huyết (2 dịch bệnh đang lưu hành rộng rãi ở Việt Nam) làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Corticoid là thuốc chống viêm nhưng có tác dụng phụ là giảm sức chống đỡ của cơ thể. Việc lạm dụng thuốc này ở các bệnh nhân nhiễm virus làm tăng nguy cơ bội nhiễm đặc biệt là các vi khuẩn kháng thuốc.

Bệnh nhân sau đó không đáp ứng với điều trị hồi sức, phải tiến hành can thiệp ECMO cấp cứu. Trong quá trình 37 ngày chạy ECMO, gần 50 ngày thở máy với oxy liều cao, do suy giảm khả năng đề kháng, bệnh nhân rất dễ nhạy cảm với các vi sinh vật trong bệnh viện và phải điều trị nhiều đợt kháng sinh, kháng nấm.

Các bác sĩ đã phải nhiều lần hội chẩn trong khoa và liên khoa để kịp thời đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho từng diễn biến của bệnh.

Ngày 3/1/2023, sau hơn 2 tháng nằm điều trị hồi sức tích cực, bệnh nhân được ra viện trong niềm vui của các thầy thuốc và gia đình. Tuy nhiên các tổn thương phổi sau đó có thể sẽ còn tồn tại và cần phải theo dõi trong thời gian dài.

Bác sĩ Nguyễn Bá Cường khuyến cáo: Việc lạm dụng corticoid diễn ra thường xuyên ở Việt Nam trong điều trị nhiễm cúm và các bệnh xương khớp (được trộn lẫn trong các thành phần thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc). Theo các bác sĩ, thuốc phải được dùng đúng chỉ định và liều lượng. Hành động dùng bừa bãi làm suy giảm khả năng đề kháng và rất dễ bội nhiễm vi khuẩn.

Trong đợt dịch cúm và sốt xuất huyết năm nay, Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận rất nhiều các ca nhiễm virus nguy kịch, điều đặc biệt ở các ca này ngoài vấn đề nặng do nhiễm virus thì các bệnh nhân đều bội nhiễm thêm vi khuẩn đa kháng thuốc (tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu...) dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Một số ca cần phải can thiệp ECMO dài ngày, mặc dù có thể sống sót nhưng cũng để lại hậu quả tổn thương lâu dài.

Vì thế, khi có vấn đề liên quan đến sức khỏe, người dân nên đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định. Không được tự ý mua và sử dụng thuốc hoặc mua theo đơn cũ, theo lời mách bảo của người thân, người quen vì hậu quả sẽ là khôn lường.

(Theo NDO)

Các tin khác
Khi nhập viện, bệnh nhân đã bị mất 4 ngón tay của bàn tay trái.

Khoa Phẫu thuật chi trên, Bệnh viện Quân y 175 (thành phố Hồ Chí Minh) đã phẫu thuật ghép 2 ngón chân thay thế 2 ngón tay cho bệnh nhân bị máy xay thịt cuốn nát bàn tay trái.

New York là một trong những nơi đầu tiên phát hiện biến thể XBB.1.5. trong ảnh: khoảng 1 triệu dân New York tập trung ở quảng trường Times Square đón năm mới 2023.

Các nhà khoa học đang khẩn trương nghiên cứu biến thể mới XBB.1.5, tiến hóa từ biến thể Omicron và có khả năng né tránh kháng thể, đã có mặt ở 29 quốc gia và đặc biệt đang lan rất nhanh ở Mỹ.

Hình ảnh bàn tay từ 1 đến 6 từ khi bệnh nhân vào viện đến khi da tay hồi phục ra viện.

Ngày 5/1, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Yên Bình cho biết, Trung tâm vừa thực hiện vá thành công cho 1 bệnh nhân tai nạn lao động bị lột toàn bộ phần da mu bàn tay.

Y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 ở thành phố Hợp Phì, Trung Quốc.

Theo các cơ quan y tế Trung Quốc, việc hạ mức độ phản ứng với Covid-19 không đồng nghĩa với việc công tác theo dõi các biến thể phụ mới bị lơ là.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục