Vai trò của vitamin B12 đối với cơ thể
Mặc dù không nhận được nhiều sự chú ý như các chất dinh dưỡng khác, nhưng vitamin B12 rất quan trọng đối với sức khỏe: Hỗ trợ chức năng não và hệ thần kinh, sản xuất và duy trì DNA, các tế bào hồng cầu; hỗ trợ các quá trình trao đổi chất và tạo năng lượng.
Cơ thể không tự sản xuất vitamin B12, mà chỉ có thể lấy nó từ các nguồn thực phẩm động vật hoặc chất bổ sung.
Hệ lụy khi thiếu vitamin B12
Thiếu B12 có thể do hậu quả của chế độ ăn uống kém, chế độ ăn thuần chay hoặc thiếu "yếu tố nội tại" - một chất được tìm thấy trong dạ dày, rất quan trọng trong việc hấp thụ và vận chuyển vitamin B12.
Những người bị thiếu máu nguy hiểm do thiếu yếu tố nội tại cần được tiêm B12 vì không hấp thu bằng đường uống trong hệ thống tiêu hóa.
Cơ thể suy nhược
Nếu bạn cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi khá thường xuyên thì cần kiểm tra sức khỏe. Đây có thể là do bạn bị thiếu vitamin B12.
Vấn đề về thần kinh
Cơ thể thiếu vitamin B12 làm giảm lượng myelin, chất tạo thành lớp bao phủ các dây thần kinh. Lượng myelin suy giảm dễ làm tổn thương thần kinh và gây ra các vấn đề như bị tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân, từ đó ảnh hưởng khả năng đi lại.
Tim hồi hộp
Việc bơm khí ô xy đến các mô bị ảnh hưởng khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12 làm tim đập nhanh, gia tăng sự hồi hộp.
Tổn thương thần kinh và tê bì chân tay
Việc thiếu hụt loại vitamin nhóm B này có thể gây suy nhược các tế bào thần kinh, từ đó dẫn đến triệu chứng tê bì ở chân và tay. Nếu bạn bỏ qua chúng, các tổn thương này có thể trở nên trầm trọng và chuyển biến thành bệnh dị cảm. Vitamin B12 cần thiết cho sự hình thành myelin, một lớp vỏ màu trắng bao quanh các sợi thần kinh làm tăng tốc độ dẫn truyền các xung thần kinh. Thiếu loại vitamin này có thể dẫn đến thoái hóa tủy sống, dây thần kinh thị giác, mô não và các dây thần kinh ngoại biên.
Nếu không có sự bảo vệ của vitamin B12, các dây thần kinh tủy sống có thể bị phân rã và sẽ khiến bạn bị bất thăng bằng. Kết quả là bạn sẽ dễ bị vấp ngã hơn ngay cả khi đang đi trên bề mặt phẳng.
Da tái nhợt hoặc vàng da
Một dấu hiệu sinh lý khác thể hiện rằng bạn đang bị thiếu vitamin B12 chính là vàng da hoặc vàng ở tròng trắng mắt. Việc sản xuất hồng cầu không đúng cách sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, gọi là thiếu máu megaloblastic. Với tình trạng này, các tế bào hồng cầu phát triển lớn hơn, dễ vỡ và không thể phân chia. Chúng quá lớn để vượt ra khỏi tủy xương và lưu thông trong máu. Do đó, lượng hồng cầu lưu thông trong máu giảm sút và da bạn sẽ trở nên nhợt nhạt hơn.
Bilirubin là một chất màu hơi đỏ hoặc nâu được gan sản xuất khi các hồng cầu bị phá vỡ. Các tế bào hồng cầu bị phá vỡ càng nhiều thì sản sinh ra lượng bilirubin càng lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến da và mắt của bạn bị vàng.
Sưng và viêm lưỡi
Nếu bạn ăn chay trường, mắc một số bệnh hệ tiêu hóa hoặc uống quá nhiều rượu bia, bạn có nguy cơ bị thiếu loại vitamin nóm B này rất cao. Biểu hiện của miệng khi bạn bị thiếu vitamin B12 chính là viêm lưỡi, thể hiện cụ thể qua việc lưỡi bạn trở nên mềm, đỏ và đau. Khi cơ thể bạn không có đủ loại vitamin nhóm B này, quá trình tổng hợp DNA trở nên suy yếu. Các tế bào biểu mô của miệng bắt đầu phân chia nhanh chóng và gây ra viêm lưỡi, viêm môi bong vảy, viêm lở miệng tái hồi và nấm miệng. Các triệu chứng của viêm lưỡi có thể xuất hiện không liên tục hoặc cũng có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.
Nếu bạn nhận thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, hãy cố gắng thay đổi thói quen ăn uống của mình. Hãy bổ sung vào khẩu phần ăn của bạn các loại thực phẩm như thịt, thịt gia cầm, cá, nghêu, sò, trứng hoặc các loại ngũ cốc giàu vitamin B12.
Mất trí nhớ
Một số nghiên cứu cho thấy rằng thiếu vitamin B12 có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Những triệu chứng này có thể bao gồm: Ảo giác, khó chịu, mất trí nhớ, tâm trạng thay đổi.
Khó thở
Thiếu vitamin B12 có thể làm tổn hại đến khả năng của các tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho cơ bắp, dẫn đến khó thở. Ngoài ra còn gây chóng mặt.
(Theo Doanh nghiệp)