Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/8/2023 | 7:17:59 AM

YênBái - Trên địa bàn Yên Bái, số trẻ mới sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đã tăng nhưng còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, khoảng 40%. Đa số các bà mẹ khi sinh nở cũng chưa hiểu biết nhiều về nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với trẻ trong 6 tháng đầu, cũng như cho rằng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa hỗ trợ.

Tuyên truyền về dân số và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Văn Yên.
Tuyên truyền về dân số và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Văn Yên.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ không những tốt cho bé mà còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho mẹ.

Để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, cần cho trẻ bú sớm 30 phút sau khi sinh, cho trẻ bú hoàn toàn 4 tháng đầu, không nên cai sữa trước 12 tháng, nên cho trẻ bú đến 18 - 24 tháng có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn, phát triển toàn diện của trẻ về sau. 

Theo kết quả báo cáo, số trẻ em trên địa bàn Yên Bái mới sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đã tăng nhưng còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, khoảng 40%. Đa số các bà mẹ khi sinh nở cũng chưa hiểu biết nhiều về nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với trẻ trong 6 tháng đầu, cũng như cho rằng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa hỗ trợ. 

Trên thực tế, các sản phẩm này được biết đến bởi mức độ quảng bá, đánh bóng sản phẩm của các nhà phân phối. Ví dụ, người phụ nữ khi sinh chỉ có một chút ít sữa non, trong khi bên ngoài bày bán rất nhiều sản phẩm sữa non, ai cũng chuộng. Một đứa trẻ mới sinh ra, dạ dày của chúng chỉ bằng ngón tay cái của người lớn, 3 ngày thì bằng quả bóng bàn và từ 1 tuần đến trên 10 ngày thì bằng quả trứng. 

Như vậy, đứa trẻ mới sinh ra có thể nhịn được từ 2 đến 3 ngày. Gia đình sản phụ lại không hiểu thấy trẻ mới sinh khóc và luôn có biểu hiện há miệng đòi ăn do môi trường sống thay đổi. Trong khi đó, mẹ lại chưa có sữa và họ dùng sữa bán bên ngoài để thay thế nên hầu hết các trẻ đều bị chớ hoặc bị đi ngoài. Cũng có nhiều trường hợp, các bà mẹ do phải đi làm sớm nên đã cho trẻ ăn thêm bột, sữa ngoài (ăn dặm) khi mới 3 đến 4 tháng tuổi. 

Nhiều khi, trẻ chưa đủ 6 tháng đã phải dùng thêm các sản phẩm khác do người mẹ không duy trì được nguồn sữa tốt, dẫn đến sữa ít không đủ cung cấp cho trẻ... Cho trẻ sơ sinh ăn bổ sung trước 6 tháng đầu là không đúng. 

Như vậy, trẻ sẽ không nhận được những chất kháng thể ban đầu có trong sữa mẹ, dẫn đến trẻ bị nhiễm nhiều loại bệnh như: hô hấp, tiêu chảy, dị ứng, có nguy cơ cao suy dinh dưỡng và tử vong. Trẻ không được sử dụng hoàn toàn bằng sữa mẹ trước 6 tháng tuổi khi lớn lên sẽ bị ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng và có thể dẫn đến một số bệnh mãn tính khác như: tim, mạch, tiểu đường, béo phì...

Để các bà mẹ hiểu được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ mới sinh trong vòng 6 tháng đầu nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản, hoạt động tuyên truyền, tư vấn và hướng dẫn phải thực sự được quan tâm. Tổ chức các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức, nội dung tập trung vào các chủ đề, thông điệp Ngày Vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ tăng cường hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc, Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, truyền thông về chăm sóc dinh dưỡng tập trung vào 1.000 ngày đầu đời của trẻ, lợi ích của bú sớm, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 24 tháng, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý… 

Đên nay, toàn tỉnh đã tuyên truyền việc nuôi con bằng sữa mẹ  trên hệ thống loa phát thanh xã, phường 1.874 lượt, họp nhóm 578 cuộc, thăm hộ gia đình 1.265 cuộc. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, tư vấn gặp nhiều khó khăn do: đội ngũ y tế thôn, bản một số nơi chưa được tập huấn hay dừng hoạt động, chuyên trách dinh dưỡng thay đổi làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động; một số địa phương chưa quan tâm vào cuộc cùng ngành y tế triển khai các hoạt động…

Giám đốc Sở Y tế Lê Thị Hồng Vân cho biết: "Thời gian tới, đơn vị sẽ đào tạo tập huấn cho mạng lưới chuyên trách, cộng tác viên; đồng thời, có kinh phí hỗ trợ cho y tế thôn bản. Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông, cung cấp kiến thức, giáo dục thay đổi nhận thức và hành vi của bà mẹ, nhân viên y tế, cộng đồng để thúc đẩy, bảo vệ, hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ, đảm bảo quyền được nuôi bằng sữa mẹ của trẻ em trong Điều 24 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em”. 

Trần Minh

Các tin khác
Điều trị cho bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.

Thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội liên tục tiếp nhận các trường hợp nhập viện do mắc liên cầu khuẩn lợn. Vấn đề đáng lo ngại là nhiều người vẫn nghĩ rằng, chỉ ăn tiết canh mới có thể nhiễm bệnh. Trên thực tế, nhiều trường hợp mắc liên cầu khuẩn lợn không chỉ do món ăn này.

Thông tin từ Sở Y tế Bình Thuận, tỉnh vừa ghi nhận thêm một bệnh nhân nhi ở thị xã La Gi tử vong nghi mắc tay chân miệng, nâng tổng số ca tử vong do nghi mắc bệnh này từ đầu năm đến nay là 3 trường hợp.

Trạm Y tế xã Hồ Bốn bị thiệt hại nặng nề sau mưa lũ.

Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các tỉnh, thành tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất như: tiêu chảy đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cúm, sốt xuất huyết, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.

Các trang giả mạo thầy thuốc Bệnh viện trung ương Quân đội 108.

Sáng 11-8, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 đưa ra cảnh báo về việc hiện đang có hàng loạt chiêu trò mạo danh bệnh viện để chào bán sản phẩm thuốc, dịch vụ y tế kém chất lượng làm tổn hại sức khỏe của người dân… Điều đáng nói là các thủ đoạn lừa đảo liên tục được “nâng cấp”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục