Cẩn trọng trong mùa rắn sinh sôi

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/8/2023 | 2:15:51 PM

YênBái - Thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, liên tiếp trong 2 tuần trở lại đây, cơ sở y tế này đã tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị rắn độc cắn nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Đơn cử, bé trai V.T. (28 tháng tuổi, Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, hôn mê, co giật, hoại tử lan rộng ở cẳng bàn chân trái và có hội chứng chèn ép khoang, tiêu cơ vân… tiên lượng nặng.

Khai thác tiền sử cho thấy, khi trẻ đang nằm ngủ dưới nền nhà cùng gia đình thì bị rắn cắn vào vị trí ngón cái bàn chân trái. Biết đây là rắn độc, gia đình đưa con đến nhà một thầy lang lấy thuốc về đắp. Một ngày sau, bàn chân bé sưng nề, hoại tử lan lên tới đùi, co giật toàn thân. Lúc này, gia đình mới hốt hoảng đưa trẻ đi cấp cứu.

Dựa trên đặc điểm vết cắn, tính chất sưng nề, hoại tử tiến triển, kèm theo liệt cơ hô hấp, các bác sĩ nhận định khả năng trẻ bị rắn hổ đất cắn. Ngay trong đêm, bệnh nhi được truyền 40 lọ huyết thanh kháng nọc rắn hổ và thở máy, hỗ trợ tuần hoàn, đồng thời phẫu thuật mở cân cẳng bàn chân trái để giải phóng chèn ép khoang...

Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhi được rút ống nội khí quản, hồi phục hoàn toàn về sức cơ, cẳng bàn chân trái đỡ sưng nề, vận động tốt. Tuy nhiên, ngón cái bàn chân trái bị rắn cắn đã hoại tử khô, có thể cần phẫu thuật cắt bỏ.

Theo BS Phạm Thị Thanh Tâm - Bệnh viện Nhi trung ương, tại Việt Nam, các loại rắn độc phổ biến gồm: Rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia, rắn lục… Mối loài rắn có đặc trưng về hình thái và loại nọc độc khác nhau. Đáng lo ngại hơn khi mùa hè là mùa rắn sinh sôi, phát triển, xảy ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 11 và cũng là thời điểm số bệnh nhi bị rắn cắn thường có xu hướng tăng đặc biệt là tại các địa phương gần vùng sông nước, đồi núi.

BS Tâm nhấn mạnh, tất cả các trường hợp bị rắn cắn đều nên được theo dõi ít nhất 24 giờ trong bệnh viện. Huyết thanh kháng nọc rắn được chỉ định trong các trường hợp có biểu hiện nặng toàn thân do rắn độc cắn hoặc có rối loạn đông máu nặng. Thời điểm sử dụng tốt nhất là 4 giờ đầu, tuy nhiên trong 24 giờ đầu vẫn có hiệu quả, một số trường hợp quá 24 giờ vẫn có thể sử dụng. Các trường hợp khác được điều trị hỗ trợ tùy theo triệu chứng lâm sàng.

"Nhiều gia đình bệnh nhân chủ quan áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu vết rắn cắn, cho đến khi có các biểu hiện suy hô hấp, tím tái, xuất huyết nặng… thì mới vội vàng đến các cơ sở y tế – đây là sai lầm lớn nhất của những bệnh nhân bị rắn cắn. Vì vậy, sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân cần được xử trí và cấp cứu kịp thời để hạn chế tình trạng hoại tử chi thể, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, thậm chí tử vong” – BS Tâm cho biết.

*** Yên Bái là tỉnh miền núi, nhiều ao hồ, sông, suối và rừng cây, người dân chủ yếu sống chủ yếu dựa vào rừng và làm nông nghiệp nên chú ý, quan sát khu vực mình sống, làm việc khi mùa rắn sinh sản hay tìm chỗ đẻ gây nguy hiểm cho người dân.
QT- ĐĐK

Các tin khác
Một bệnh nhân có cột sống hình chữ S được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức.

Thời điểm nghỉ hè, trẻ đến khám và điều trị cong vẹo cột sống tại các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình có xu hướng gia tăng. Vẹo cột sống ở trẻ là tình trạng phổ biến, có thể biểu hiện ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Bệnh lý này thường không gây đau đớn nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tuyên truyền về dân số và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Văn Yên.

Trên địa bàn Yên Bái, số trẻ mới sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đã tăng nhưng còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, khoảng 40%. Đa số các bà mẹ khi sinh nở cũng chưa hiểu biết nhiều về nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với trẻ trong 6 tháng đầu, cũng như cho rằng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa hỗ trợ.

Điều trị cho bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.

Thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội liên tục tiếp nhận các trường hợp nhập viện do mắc liên cầu khuẩn lợn. Vấn đề đáng lo ngại là nhiều người vẫn nghĩ rằng, chỉ ăn tiết canh mới có thể nhiễm bệnh. Trên thực tế, nhiều trường hợp mắc liên cầu khuẩn lợn không chỉ do món ăn này.

Thông tin từ Sở Y tế Bình Thuận, tỉnh vừa ghi nhận thêm một bệnh nhân nhi ở thị xã La Gi tử vong nghi mắc tay chân miệng, nâng tổng số ca tử vong do nghi mắc bệnh này từ đầu năm đến nay là 3 trường hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục