Khó khăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/9/2023 | 7:10:44 AM

YênBái - Việc lựa chọn nhà cung cấp lương thực, thực phẩm sẽ chẳng dễ đối với các nhà trường ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… - nơi chưa có các nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn theo quy định. Vấn đề hàng hóa cung cấp cho bếp ăn các nhà trường phải có hóa đơn mới đảm bảo yêu cầu thanh toán cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề.

Bếp ăn một chiều tại Trường Mầm non Hoa Hồng, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.
Bếp ăn một chiều tại Trường Mầm non Hoa Hồng, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Có thể nói, một trong những khó khăn lớn trong các trường mầm non, tiểu học bán trú và các trường THPT có tổ chức bữa ăn cho học sinh chính là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Nếu xảy ra vấn đề ngộ độc thực phẩm trong trường học thì cực kỳ nguy hiểm bởi số lượng bệnh nhân sẽ không nhỏ do sĩ số lớn, đối tượng bị ảnh hưởng sức khỏe là các em nhỏ. Chưa kể, nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm thì sẽ gây tâm lý hoang mang cho các bậc phụ huynh học sinh; trách nhiệm của nhà trường, đặc biệt là ban giám hiệu sẽ rất nặng nề. Tuy nhiên, việc đảm bảo ATVSTP là nhiệm vụ hết sức khó khăn, đôi khi ngoài tầm kiểm soát của chính ban giám hiệu các nhà trường. 

Thực hiện đúng các quy định của ngành y tế và ngành giáo dục, vào đầu các năm học, các nhà trường có tổ chức bữa ăn cho học sinh đều chủ động tìm kiếm những nhà cung cấp thực phẩm có uy tín, có năng lực, tổ chức ký hợp đồng, xây dựng kế hoạch… (đảm bảo thực phẩm có nguồn gốc, có đầy đủ hóa đơn chứng từ nhằm thanh quyết toán đúng quy định).

Các nhà trường phải có nguồn nước đảm bảo vệ sinh (thực hiện xét nghiệm sinh hóa định kỳ), có nhà bếp (1 chiều) và đầy đủ các dụng cụ chế biến thức ăn đạt chuẩn); thực hiện việc tuyển lựa, ký hợp đồng với nhân viên dinh dưỡng, đảm bảo yêu cầu về sức khỏe (có xác nhận kiểm tra sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền), tổ chức tập huấn, đào tạo đầy đủ các chương trình dinh dưỡng và ATVSTP. 

Tuy mức thù lao cho nhân viên dinh dưỡng quá ít ỏi (từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng/tháng, tùy từng trường và từng khu vực) nhưng các nhà trường luôn phải tìm kiếm, tuyển lựa những người nhanh nhẹn, sạch sẽ, cẩn thận và có trách nhiệm cao để làm nhiệm vụ chế biến thực phẩm, chia suất ăn cho các học sinh.

Theo ghi nhận, 100% các nhà trường tổ chức bữa ăn đều có tủ lạnh để lưu mẫu thức ăn đúng theo quy định.

Xét về mặt chủ quan, các nhà trường luôn cố gắng để các em học sinh không chỉ có bữa ăn đủ dinh dưỡng mà phải đảm bảo ATVSTP. Tuy nhiên, về mặt khách quan, còn rất nhiều nỗi lo. Việc lựa chọn nhà cung cấp lương thực, thực phẩm (phải là hộ sản xuất, hoặc doanh nghiệp, có đăng ký kinh doanh, có hóa đơn chứng từ) là quy định bắt buộc. 

Tuy nhiên, chuyện sẽ chẳng dễ đối với các nhà trường ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… - nơi chưa có các nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn theo quy định. Vấn đề hàng hóa cung cấp cho bếp ăn các nhà trường phải có hóa đơn mới đảm bảo yêu cầu thanh toán cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề.

Không ít các bậc phụ huynh đã nêu ý kiến thắc mắc: "Giống như gia đình tôi ra chợ mua rau, mua thịt về ăn thì cần gì hóa đơn. Tiền ăn của các con là tiền cha mẹ đóng góp, đâu phải tiền ngân sách Nhà nước. Chúng tôi cho rằng, miễn sao bữa ăn của trẻ đảm bảo đủ lượng, chất và an toàn là được; không cần gì hóa đơn cho tốn kém”. 

Tại khu vực nông thôn, người nông dân, nhất là các bậc phụ huynh học sinh sản xuất ra rau, củ quả, nuôi được lợn, gà… có nhu cầu bán cho các nhà trường để chế biến bữa ăn cho học sinh, nhiều trường hợp học sinh là con em họ. Điều đó rất đáng khyến khích; tuy nhiên, những nông hộ đó không thể có hóa đơn chứng từ, nói cách khác, để có được bộ hóa đơn, chứng từ đảm bảo cho khâu thanh toán theo quy định là chuyện không dễ hoặc ít nhất là phức tạp khi lượng hàng hóa ít, bán một lần và giá trị nhỏ.
Vì vậy, việc đảm bảo ATVSTP tại các nhà trường không chỉ ở trách nhiệm của các nhà trường mà còn phụ thuộc vào lương tâm của người nông dân, của nhà sản xuất và cả nhà cung cấp.

Lê Phiên

Tags Yên Bái trường học an toàn thực phẩm dinh dưỡng bữa ăn học sinh bán trú

Các tin khác
Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là.

Ngày 4/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phát đi thông báo, thời gian gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các nước Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia gia tăng số ca mắc đường hô hấp, cúm A (H5/N1) và COVID-19. Bộ Y tế yêu cầu người dân không lơ là, chủ quan.

Khi trẻ sốt cao ≥ 39,5 độ C dùng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý hạ nhiệt ngay.

Thời tiết lạnh khiến trẻ mắc các bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng, trong đó có cúm B. Mặc dù cúm B là một trong những chủng cúm mùa phổ biến ở nước ta và xảy ra hàng năm, nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng. Vậy khi trẻ mắc cúm B có những triệu chứng gì?

Các y, bác sĩ bệnh viện quân y 120 tiến hành phẫu thuật 2 bệnh nhân có

Ngày 3/12, Bệnh viện quân y 120 (Cục Hậu cần, Quân khu 9 tại tỉnh Tiền Giang) cho biết, vừa phẫu thuận thành công 2 bệnh nhân có khối u lớn. Đây là 2 trường hợp hiếm gặp, chứng minh sự tiến bộ trong điều trị bệnh nhân của y bác sĩ của bệnh viện này.

Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế khen thưởng Trung tâm Đột quỵ và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phối hợp xây dựng và phát triển Trung tâm

Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế vừa được trao tặng giải thưởng Diamon của Hội Đột quỵ thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục