Phẫu thuật nối liền bàn tay bị đứt rời cho bệnh nhi gần 18 tháng tuổi

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/10/2023 | 9:21:58 AM

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiếp nhận bệnh nhi N.M.A gần 18 tháng tuổi ở xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) trong tình trạng bị đứt rời bàn tay phải vào trưa ngày 29/9. Sau hơn 5 giờ tập trung phẫu thuật vi phẫu với quyết tâm cao, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ đã nối thành công bàn tay cho bệnh nhi.

Hơn 5 giờ phẫu thuật, các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nối liền bàn tay cho cháu bé.
Hơn 5 giờ phẫu thuật, các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nối liền bàn tay cho cháu bé.

Trong lúc đang vui chơi, bé N.M.A đã vô thức đưa bàn tay phải vào máy cắt đá tại xưởng làm đá của gia đình và bị cắt đứt lìa. Sau khi được sơ cấp cứu, bệnh nhân được nhanh chóng được đưa lên Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên điều trị.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi trong tình trạng tỉnh và tiếp xúc được, các khoa chuyên môn của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã khẩn trương phối hợp chặt chẽ, tiến hành hội chẩn và lập tức thực hiện phẫu thuật nối ghép bàn tay cho bệnh nhi.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, người trực tiếp phẫu thuật cho biết: "Phẫu thuật nối liền bàn tay, bàn chân bị đứt rời nói chung hay các chi đều phải làm theo một trình tự nhất định. Đầu tiên phải làm mẫu khung, rồi đến nối gân, nối thần kinh và nối mạch”.

"Với trường hợp bệnh nhi gần 18 tháng tuổi là ca bệnh hiếm, bị đứt lìa bàn tay, đã đứt toàn bộ gân, khối xương cổ tay, bó mạch thần kinh quay, trụ, thần kinh giữa và đứt toàn bộ gân gấp vùng ống cổ tay nên mọi công đoạn phẫu thuật đều khó, trong đó khó nhất là phẫu thuật phục hồi mạch máu và thần kinh.

Để thực hiện được ca phẫu thuật, công tác gây mê phải được bảo đảm, các phẫu thuật viên phải có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm trong phẫu thuật vi phẫu và bàn tay nên chúng tôi đã thực hiện thành công”, bác sĩ Tùng chia sẻ thêm.


Bàn tay cháu bé được nối liền sau khi đứt rời.

Sau khi được phẫu thuật, bệnh nhi đã tỉnh, uống sữa, giao tiếp được với người thân, bàn tay được nối dần phục hồi. Đây là một ca phẫu thuật rất phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao của các y, bác sĩ.

Với thành công này, các y, bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiếp tục khẳng định trình độ, chuyên môn trong chẩn đoán, điều trị các ca bệnh khó, phức tạp.

(Theo NDO)

Các tin khác
Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là.

Ngày 4/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phát đi thông báo, thời gian gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các nước Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia gia tăng số ca mắc đường hô hấp, cúm A (H5/N1) và COVID-19. Bộ Y tế yêu cầu người dân không lơ là, chủ quan.

Khi trẻ sốt cao ≥ 39,5 độ C dùng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý hạ nhiệt ngay.

Thời tiết lạnh khiến trẻ mắc các bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng, trong đó có cúm B. Mặc dù cúm B là một trong những chủng cúm mùa phổ biến ở nước ta và xảy ra hàng năm, nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng. Vậy khi trẻ mắc cúm B có những triệu chứng gì?

Các y, bác sĩ bệnh viện quân y 120 tiến hành phẫu thuật 2 bệnh nhân có

Ngày 3/12, Bệnh viện quân y 120 (Cục Hậu cần, Quân khu 9 tại tỉnh Tiền Giang) cho biết, vừa phẫu thuận thành công 2 bệnh nhân có khối u lớn. Đây là 2 trường hợp hiếm gặp, chứng minh sự tiến bộ trong điều trị bệnh nhân của y bác sĩ của bệnh viện này.

Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế khen thưởng Trung tâm Đột quỵ và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phối hợp xây dựng và phát triển Trung tâm

Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế vừa được trao tặng giải thưởng Diamon của Hội Đột quỵ thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục