Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/4/2024 | 7:41:08 AM

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay, cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023 số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết giảm 1,6 lần, trong đó có 1 trường hợp tử vong (giảm 5 ca so với cùng kỳ).

Ca mắc sốt xuất huyết tử vong đầu tiên năm 2024 ghi nhận tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân sinh năm 2009, tử vong ngày 15/4 tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh).

Ngày 5/4, bệnh nhân sốt cao được người nhà cho uống thuốc, tự điều trị tại nhà. Ngày 8/4, người nhà đưa bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) và được yêu cầu nhập viện theo dõi với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue.

Ngày 10/4, bệnh nhân bất tỉnh, được lọc máu và chăm sóc đặc biệt. Ngày 15/4 bệnh nhân tử vong với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, tổn thương đa cơ quan, tổn thương gan nặng, xuất huyết tiêu hóa.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, toàn thành phố ghi nhận gần 600 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023). Các quận, huyện có nhiều ca mắc là Đống Đa (89 ca), Hà Đông (67 ca), Hoàng Mai (46 ca), Hai Bà Trưng (39 ca), Chương Mỹ (33 ca), Bắc Từ Liêm (32 ca)…

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam lưu hành cả 4 týp virus Dengue, tuy vậy trong năm 2023 týp D2 chiếm 88%; năm 2024 týp D2 chiếm 70%. Phân bố theo thời gian trong năm cho thấy, trường hợp mắc sốt xuất huyết thường tăng cao từ tuần 26 đến tuần 47 (từ tháng 7 đến tháng 11).

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể bùng phát thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt bệnh nhân đã nhiễm virus rồi truyền sang cho người bình thường. Bệnh có 3 giai đoạn chính: sốt, nguy hiểm và phục hồi.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Theo các chuyên gia dịch tế, để phòng chống sốt xuất huyết, người dân cần loại bỏ bọ gậy, tiêu diệt muỗi trưởng thành khi có ổ dịch nhỏ; Khoanh vùng, cách ly điều trị bệnh nhân; Tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, tổ chức phun diệt muỗi tại các ổ dịch, trong cơ sở y tế điều trị…

(Theo ĐCSVN)

Các tin khác
Vitamin C là dưỡng chất quan trọng có nhiều lợi ích cho cơ thể.

Vitamin C được coi là dưỡng chất quan trọng với nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên bổ sung quá nhiều vitamin C trong thời gian dài có thể gây tác động tiêu cực đến thận.

PGS Đỗ Văn Dũng cho rằng loại vaccine Covid-19 nào cũng có tác dụng phụ.

PGS Dũng cho hay biến chứng TTS chỉ xảy ra ở lần tiêm đầu tiên trong vòng một tháng đầu. Ở những lần tiêm vaccine này lần thứ hai, ba, bạn không bị hội chứng TTS.

Bệnh viện Nhi Đồng Nai đang điều trị cho 12 ca, trong đó có 2 ca rất nặng.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai cho biết, đến sáng cùng ngày đã có tổng cộng 487 ca ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.

Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì một cơ sở ở thành phố Long Khánh khiến gần 500 người nhập viện, ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long dẫn đầu đã làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai để hỗ trợ địa phương xử lý vụ việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục