Vắc xin AstraZeneca gây đông máu, Bộ Y tế nói: "Không cần quá lo ngại"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/5/2024 | 3:42:42 PM

Thông tin vắc xin COVID-19 của AstraZeneca gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu khiến nhiều người lo ngại. Ngày 3/5 PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Thống kê cho thấy tại Việt Nam, trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, ngoài 30 triệu liều vắc xin COVID-19 đã đặt mua của AstraZeneca, sau đó Việt Nam cũng đã rải rác tiếp nhận vắc xin AstraZeneca qua các chương trình tài trợ.

Ông Khuê cho hay phần lớn người dân đã tiêm vắc xin AstraZeneca COVID-19 vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng. "Do đó, cũng không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu”, PGS. Khuê nói.

Chuyên gia thông tin thêm, khi triển khai tiêm vắc xin COVID-19, Bộ Y tế rất thận trọng, đã xây dựng quy trình tiêm chủng chặt chẽ, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm. "Sau đó, chúng ta cũng điều chỉnh dần khi theo dõi thấy vắc xin không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ. Từ chỉ tiêm tại cơ sở y tế, sau đó hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 đã được triển khai rộng hơn", PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Việt Nam đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vắc xin COVID-19 - là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vắc xin COVID-19 cao nhất thế giới với tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt gần 100%, tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%.

Trước đó vào năm 2021, theo văn bản số 1215/ QLD-KD về việc nhập khẩu thuốc chưa có giấy Đăng kí lưu hành để dáp ứng nhu cầu cấp bách cho phòng chống dịch COVID-19 do Cục Quản lí dược (Bộ Y tế) kí ban hành, Cục Quản lí dược đã chấp thuận cho Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam nhập khẩu vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca, số lượng 204.000 liều.

Tên vắc xin: COVID-19 Vaccine AstraZeneca. Nhà sản xuất: SK Bioscience Co Limited-Hàn Quốc

Theo quyết định này, vắc xin được nhập khẩu để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch, phải đáp ứng các điều kiện đi kèm trong văn bản chấp thuận phê duyệt vắc xin ngày 1-2 của bộ trưởng Bộ Y tế.

Văn bản cũng nêu rõ, Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng vắc xin nhập khẩu để đảm bảo việc sử dụng vắc xin đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, theo đúng cam kết.

AstraZeneca phải thực hiện đúng các quy đinh hiện hành về xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc và các quy định có liên quan.

Vắc xin AstraZeneca là vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam. Đây là vắc xin do Công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển. Hiện vắc xin này đã được cấp phép lưu hành 1 năm hoặc nhập khẩu có điều kiện tại Philippines, Thái Lan, Anh, Việt Nam và một số quốc gia khác.

(Theo TPO)

Các tin khác
Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái khám sàng lọc, phát hiện sớm khuyết tật trí tuệ cho trẻ em tại Trường Mầm non Sunrise.

Từ ngày 19/4 đến 2/5, Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái đã triển khai chương trình sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật về thể chất, trí tuệ trong 9 trường mầm non trên địa bàn.

Khám, đo huyết áp cho người dân tại Trạm Y tế xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

Bộ Y tế đã thành lập các đoàn đi kiểm tra, giám sát tại một số tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

"Gã khổng lồ" dược phẩm AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận rằng vaccine COVID-19 của hãng này có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, tử vong.

Cán bộ Trạm Y tế xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải khám bệnh cho trẻ em.

Biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; trong đó, có lĩnh vực sức khỏe. Trước bối cảnh này, ngành y tế Yên Bái đã nỗ lực và chủ động triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục