6 loại giun sán ký sinh trong cơ thể người phụ nữ

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/6/2024 | 3:04:54 PM

Bệnh nhân nữ 38 tuổi đi kiểm tra sức khỏe, bất ngờ phát hiện dương tính với 6 loại ký sinh trùng, là trường hợp hiếm gặp.

Ngày 25/6, đại diện Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết khi đến viện kiểm tra sức khỏe định kỳ, người phụ nữ được siêu âm ổ bụng và làm các xét nghiệm máu cơ bản, phát hiện có tổn thương gan. Ngoài ra, xét nghiệm tìm giun sán cho kết quả dương tính với 6 loại ký sinh trùng, bao gồm: giun đũa, giun tròn, giun lươn, giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ.

Các xét nghiệm, chụp chiếu chuyên sâu hơn phát hiện thêm nhiều tổn thương dạng nốt tại gan, lách, đáy phổi trái. Người bệnh được chẩn đoán tổn thương nội tạng do ký sinh trùng, chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị. Người phụ nữ cho biết có thói quen ăn rau sống và thường xuyên tiếp xúc với chó mèo.

Tiến sĩ Ngô Chí Cương, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết đây là trường hợp hiếm gặp do bệnh nhân có biểu hiện sức khỏe bình thường, may mắn kiểm tra sức khỏe định kỳ đã phát hiện được bệnh, điều trị kịp thời. Bác sĩ nhận định nguyên nhân chị mắc ký sinh trùng có thể do thói quen ăn rau sống và thường xuyên tiếp xúc với chó mèo.

Nhiễm sán lá gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm đường mật cấp tính, áp xe gan, viêm túi mật, tụ máu dưới bao gan. Triệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là chán ăn, mệt mỏi. Còn nhiễm giun đũa chó mèo gây ngứa dai dẳng, khiến cuộc sống người bệnh gặp nhiều khó khăn, nguy cơ bị tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây động kinh, co giật, nhầm tưởng bị u não hoặc tâm thần.

99% nguyên nhân mắc bệnh giun sán đến từ thói quen ăn uống, do thức ăn chưa được nấu chín kỹ hoặc không hợp vệ sinh, có chứa trứng hoặc ấu trùng sán, số ít còn lại có thể lây nhiễm qua da từ thói quen đi chân trần.

Bác sĩ khuyến cáo người dân tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh ăn uống, không ăn thịt sống hoặc tái, không ăn thịt động vật mắc bệnh; ăn chín, uống sôi, tẩy giun định kỳ một năm 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 tháng (liều lượng tùy vào độ tuổi theo chỉ định). Phát hiện và tẩy sán kịp thời nếu bị nhiễm bệnh.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi điện tử.

Ngày 25/6, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, địa phương đã ghi nhận 1 bệnh nhân đậu mùa khỉ tại huyện Trảng Bom. Đây là ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 4 của Đồng Nai.

Thêm 1.200 loại thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành. Ảnh minh họa

Bộ Y tế vừa gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 1.200 loại thuốc sản xuất trong nước, thuốc nước ngoài, thuốc có chứng minh tương đương sinh học phục vụ nhu cầu mua sắm, đấu thầu thuốc cho điều trị, phòng, chống dịch...

Hình ảnh vi khuẩn Burkholderia pseudomalei gây bệnh Whitmore. (Nguồn: Bộ Y tế)

Whitmore là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, tiến triển nhanh, khó chẩn đoán, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra biến chứng khôn lường, thậm chí tử vong.

Bệnh nhân T.Q.D đang được điều trị tại Khoa Hồi sức, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 1.

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái, tại huyện Lục Yên có 1 trường hợp mắc liên cầu lợn nghi lây từ động vật sang người là ông T.Q.D, 57 tuổi tại thôn Tông Áng, xã Khánh Thiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục