Giun đũa ký sinh trong người vì nuôi 8 con chó, mèo

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/8/2024 | 5:16:02 PM

Nuôi 8 con chó, mèo trong nhà, một phụ nữ ở Vĩnh Phúc phải nhập viện vì ngứa sần khắp cơ thể, lòng và mu bàn tay xuất hiện vệt dài loằng ngoằng, nổi gồ lên.

Ấu trùng giun đũa chó mèo nổi dưới da của bệnh nhân.
Ấu trùng giun đũa chó mèo nổi dưới da của bệnh nhân.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện thường tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh giun sán, trong đó có nhiều người nhiễm giun sán từ thú cưng.

Gần đây nhất, nữ bệnh nhân N.T.T (42 tuổi, Vĩnh Phúc) nhập viện vào Khoa Nội tổng hợp trong tình trạng ngứa sẩn khắp cơ thể, đặc biệt tại lòng và mu bàn tay trái xuất hiện một vệt dài loằng ngoằng, nổi gồ lên, dài khoảng 5-8 cm.

 Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với giun đũa chó mèo.

Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và nhận định vệt gồ trên tay bệnh nhân chính là do sự di chuyển của ấu trùng giun đũa chó mèo dưới da. Qua khai thác tiền sử được biết bệnh nhân làm nghề nông và đang nuôi 8 con vật, gồm 3 con chó và 5 con mèo trong nhà.

Sau quá trình điều trị tích cực, tình trạng ngứa của bệnh nhân đã hoàn toàn biến mất, vết ban trên tay đã liền sẹo hoàn toàn.


Bệnh nhân xuất viện và được hẹn tái khám sau 1 tháng để xét nghiệm lại kháng thể giun đũa chó mèo. Nếu kháng thể vẫn còn, các bác sĩ sẽ xem xét mức độ giảm để quyết định có tiếp tục điều trị nhằm loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng ra khỏi cơ thể hay không, nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.

Theo TS.BS Vũ Minh Điền, Phó trưởng Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, giun đũa chó mèo là một loại ký sinh trùng thường gặp ở chó và mèo. Chúng có khả năng lây nhiễm sang người qua đường tiêu hóa. Khi con người tiếp xúc với đất hoặc nước bị nhiễm trứng giun từ phân chó, mèo, trứng giun có thể xâm nhập vào cơ thể qua miệng và phát triển thành ấu trùng. Những ấu trùng này di chuyển qua các mô cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng, phổ biến nhất là ngứa, nổi sẩn và các ban trên da.

Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó mèo trong cộng đồng hiện nay rất cao, đặc biệt ở các khu vực có nhiều người nuôi chó, mèo làm thú cưng. Trước đây, chó mèo chỉ được nuôi để canh giữ nhà hoặc săn bắt chuột, nhưng hiện nay, chúng trở thành thú cưng phổ biến, chủ nuôi hay bế, vuốt ve, thậm chí cho thú cưng ngủ cùng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm giun sán cho người.

BS Điền khuyến cáo, người dân khi có các dấu hiệu như nổi ban, sẩn ngứa không rõ nguyên nhân, cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa có đủ điều kiện xét nghiệm để chẩn đoán và sàng lọc ký sinh trùng. Điều này giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.

"Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh giun đũa chó mèo rất quan trọng, vì nếu không được xử lý kịp thời, ký sinh trùng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Bên cạnh việc điều trị, cần có các biện pháp phòng ngừa như tẩy giun định kỳ cho chó, mèo và giữ vệ sinh cá nhân để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.”, TS Điền nhấn mạnh.

(Theo CAND)

Tags

Các tin khác

Mùa hè nắng nóng thường gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe của con người, nhất là người già, trẻ nhỏ; có thể dẫn đến tình trạng bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Đặc biệt, thời điểm này, bệnh bạch hầu, bệnh sốt xuất huyết đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Vì vậy, để phòng bệnh mùa hè, mỗi người cần chú ý đến sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình.

Mẫu xét nghiệm dương tính với biến thể JN.1.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc Covid-19 đang gia tăng trên toàn thế giới và tình hình dự kiến sẽ không được cải thiện trong thời gian tới. Hiện Covid-19 vẫn đang cướp đi sinh mạng của khoảng 1.700 người mỗi tuần trên toàn cầu.

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xét nghiệm HIV cho người dân tại phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện.

Trên địa bàn Yên Bái có đến 40,2% số người nhiễm HIV lây truyền qua đường máu. Xét nghiệm sớm HIV để xác định không nhiễm hoặc nhiễm giúp người bệnh có thể tiếp cận dịch vụ tư vấn, điều trị kịp thời, cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1 của bệnh nhân mắc bạch hầu tại thị trấn Mường Lát

Ngày 11.8, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND tỉnh này vừa có quyết định công bố dịch bạch hầu trên địa bàn TT.Mường Lát (H.Mường Lát, Thanh Hóa), nguyên nhân do vi khuẩn bạch hầu, và là bệnh truyền nhiễm nhóm B - một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục